Группы страниц  Страницы
Đồ Hình Diện Chẩn
16 Января 2014

Đồ hình phản chiếu

Tay, chân, mắt, mũi, lưỡi

1.Mông – vai

2. Khuỷu tay 

3. Bàn tay

4. Mắt

5. Mũi

6. Miệng

7. Lưỡi

8. Khí quản – thực quản              

1. Vùng giữa trán và trên trán

2. Vùng trên thái dương

3. Vùng thái dương

4. vùng dưới thái dương

5. Phía trước thái dương

6. Phía dái tai, bọng má

7. Khu vực dái tai, bọng má

8. Vùng bọng má.

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: BÀI GIẢNG DIỆN CHẨN - ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP
Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN - ĐIỀU KHIỂN LIÊU PHÁP" (tiếp theo)
29 Мая 2013

    

Đồ hình theo nguyên lý Đồng ứng

Ngoài việc phản chiếu các bộ phận trên gương mặt, theo thuyết Đồng Ứng (Đồng thanh tương ứng - Đồng khí tương cầu) thì các bộ phận ngoại vi và các cơ quan nội tạng cũng phản chiếu trên bàn tay và trên các bộ phận có hình dáng tương tự theo Thuyết Đồng Hình Tương Tụ. Vì thế, để điều trị các bộ phận trong cơ thể, ta cũng có thể tác động trên các ngón tay, lòng bàn tay hay lưng bàn tay vào các điểm hay vị trí tùy theo sự phản chiếu hay có hình dáng tương tự với các bộ phận đó. 

Комментарии: 1 Просмотры: Группа: BÀI GIẢNG DIỆN CHẨN - ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP
PHÁC ĐỒ “6 VÙNG PHẢN CHIẾU” HỆ BẠCH HUYẾT TRONG PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN BÙI QUỐC CHÂU
15 Февраля 2013

A.  MÔ TẢ CÁC VÙNG PHẢN CHIẾU HỆ BẠCH HUYẾT

 

 


LƯU Ý:

*  Mỗi nơi gạch 30  đến 40 cái là đủ. Gạch với tốc độ vừa phải (không quá  mạnh và quá nhẹ).
* Phác đồ này là phác đồ để hỗ trợ tức là để giúp cho các phác đồ điều trị  bệnh được hiệu quả cao hơn (Nếu phối hợp với nó).

 

B. TÍNH NĂNG VÀ TÁC DỤNG CỦA HỆ BẠCH HUYẾT.
1. An thần (làm dễ ngủ).
2. Bồi bổ Não tuỷ.
3. Bồi bổ khí lực (làm khoẻ người).
4. Chống lão hoá, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
5. Chống dị ứng.
6. Chống co giật.
7. Điều  hoà nhu động ruột, sự co giãn cơ.
8. Điều hoà tim mạch, huyết áp.
9. Điều hoà gân, cơ, khớp.
10. Điều hoà tiết dịch (mồ hôi, nước tiểu, nước miếng).           
11. Hưng phấn tình dục.
12. Hạ đàm, tan đàm.
13. Kháng viêm, tiêu độc, chống nhiễm trùng.
14. Làm săn  da, chắc thịt, làm thon người.
15. Làm giảm cân, giảm béo.
16. Làm khoẻ thai, khiến thai cử động  mạnh trong bụng mẹ.
17. Làm ấm người.
18. Làm tan máu bầm.
19. Ổn định đường huyết.
20. Ổn định thần kinh.
21. Thanh lọc cơ thể, giải độc gan, ruột.
22. Tăng tiết dịch các khớp.
C. HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH DƯỚI ĐÂY
1. Ác  mộng .
2. Buồn ngủ do mệt tim.
3. Ban đỏ.
4. Bí tiểu, tiểu ít.
5. Biếng ăn.
6. Bệnh goutte (thống phong)
7. Bệnh Luput ban đỏ.
8. Béo phì.
9. Cảm cúm, sổ mũi.
10. Cơ bắp nhão, xệ.
11. Chóng mặt không rõ nguyên  nhân.
12. Da mặt xấu ( Sạm, tái, nám ) kém tươi nhuận.
13. Dịch hoàn nhão xệ.
14. Đau thần kinh toạ.
15. Đau nửa đầu.
16. Đau lưng, cột sống.
17. Đau khớp ngón tay.
18. Đau bụng mót đi cầu, tiêu chảy, kiết lỵ.
19. Đau bụng kinh.
20. Đổ mồ hôi tay, chân.
21. Đổ mồ hôi toàn thân.
22. Ho khan do ngứa cổ.
23. Hôi nách.
24. Huyết áp cao.
25. Kinh nguyệt không đều.
26. Kém sức khoẻ, kém năng động.                          
27. Liệt mặt.
28. Mất ngủ.
29. Mệt mỏi.
30. Mệt tim.
31. Mộng du.
32. Mỡ trong máu.
33. Nhũ hoa nhão xệ.
34. Nghiện thuốc lá.
35. Ngủ ngáy.
36. Ngủ say (làm tỉnh ngủ, làm tỉnh táo).
37. Nhiễm trùng có mủ.
38. Ngứa.
39. Nghiện ma tuý.
40. Nứt chân (ở bàn chân, ngón chân).
41. Nổi mề đay.
42. Nước tiểu vàng (Sậm màu).
43. Phân hôi thối (hay nước tiểu bị khai hơn mức bình thường).
44. Phong xù (kinh phong, kinh giãn).
45. Phù thủng, sưng phù.
46. Răng lung lay.
47. Rối loạn tiền đình (hay chóng mặt xây xẩm).
48. Say xe, say tàu (chống nôn ói khi đi tàu xe)
49. Suy nhược sinh dục (yếu sinh lý).                            
50. Sỏi thận.
51. Suyễn.
52. Sưng bầm.
53. Táo bón.
54. Thai yếu.
55. Tiểu nhiều.
56. Tia máu đỏ trong mắt.
57. Thoái hoá võng mạc.
58. Thần kinh toạ.
59. Tửu lượng kém.
60. Trĩ, lòi dom.
61. Viêm họng.
62. Viêm họng hạt.
63. Vướng đàm, nghẹt đàm.
64. Viêm đường tiết niệu.
65. Viêm đại tràng mạn tính, phân lỏng nát.
66. Viễn thị
67. Viêm gan.
LƯU Ý:
·           Phòng bệnh, tăng cường sức khoẻ: Mỗi ngày làm một lần vào buổi tối.
·           Chữa bệnh: Mỗi ngày làm từ 1 đến 3 lần  (sáng, trưa, tối).
·           Đặc biệt nó không làm hạ áp ở  những người  bị huyết áp thấp.
·           Gạch bằng que dò day có đầu dò bằng thép Inox có hiệu quả cao hơn đầu dò day bằng sừng ( gấp 2 lần ).
·           Điều hoà nhiệt độ, nóng làm mát, lạnh làm ấm (trong bệnh cảm nóng và cảm lạnh).
·           Điều hoà huyết áp, cao làm thấp, thấp làm cao.
·           Người ít tuổi như ( thanh niên, thiếu nữ) không nên làm mỗi ngày (nếu bệnh cần phải chữa bằng cách này thì mới làm mỗi ngày). Cách này cho hiệu quả toàn diện và rất mạnh. Người còn ít tuổi và khoẻ mạnh nếu lạm dụng sẽ rất nóng trong người, khiến nổi nhọt, táo bón, mụn mặt, lở môi miệng... Khi trường hợp này xảy ra, cần ấn phác đồ làm mát như :
         26- 3- 143- 39- 38- 85- 51- 14- 15- 16.
sẽ hết các triệu chứng nói trên; làm  ngày 2 đến 3 lần. Nếu bị nóng nhiều thì dùng phác đồ trên hoặc uống bột sắn dây, hay đậu xanh, thạch đen, thạch trắng.
·             Khi tác động 6 vùng thuộc hệ Bạch huyết mà thấy mệt tim, thì  bỏ tác động 1-2, chỉ gạch:   3-4-5- 6.
·             Dụng cụ dùng để gạch 6 vùng phản chiếu Hệ Bạch huyết là que dò 2 đầu (gọi là CÂY SAO CHỔI) . Một đầu có một que dò Inox, thuộc dương (làm nóng người) . Đầu kia có 3 chìa bằng Inox  ở thế tam giác, thuộc Âm (làm mát cơ thể). Tuỳ trường hợp mà dùng đầu Dương hay đầu Âm.
·             Nếu cơ thể người bệnh đang bị lạnh thì phải dùng đầu Dương , vì nếu dùng đầu Âm cơ thể  sẽ lạnh hơn. (và ngược lại).
·             Nếu không có que dò nói trên, ta có thể dùng đầu ngón tay trỏ hoặc trở ngược đầu móng ngón tay cái)  hay bất cứ đầu gì có mặt trơn láng, nhỏ hơn đầu đũa ăn một chút như đuôi của bàn chải đánh răng cũng được, tuy không hiệu quả bằng.
·             Trường hợp người có cơ thể quá nóng thì nên dùng đôi đũa thần (bằng sừng trâu) sẽ không bị nóng như que dò Inox. 

 

 

D. CÁC PHÁC ĐỒ HỖ TRỢ 6 VÙNG HỆ BẠCH HUYẾT
1.           Bộ thăng
        127- 50- 19- 37- 1- 73- 189- 103- 300- 0.
Công dụng: Làm ấm, thăng dương, làm tăng huyết.
Chữa: Cơ thể lạnh, tê, lòi dom, trĩ ngoại, viêm xoang.
2.           Bộ giáng
     124- 34- 26- 61- 3- 143- 222- 14- 15- 156- 87.
Công dụng: Làm mát, giáng khí, hạ huyết áp, .
Chữa: Cảm sốt, nóng nhiệt trong người, huyết áp cao.
3.           Bộ điều hoà
      34- 290- 156- 132- 3.
Công dụng: Điều hoà nhiệt độ trên dưới, trước sau, phải  trái, trong ngoài.
Chữa: Trên nóng dưới lạnh hoặc ngược lại. Trong lạnh, ngoài nóng.
4.           Bổ âm huyết

       22- 127- 63- 7- 113- 17- 50- 19- 64- 39- 37- 1- 290- 0.

Комментарии: 1 Просмотры: Группа: BÀI GIẢNG DIỆN CHẨN - ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP
Việt Y Đạo Bùi Quốc Châu
14 Февраля 2013

TÔN CHỈ MỤC ĐÍCH

Việt Y Đạo là giúp hoàn thiện con người về mặt thể chất lẫn tinh thần để trở thành người có ích cho xã hội và hưởng được hạnh phúc ngay trong cõi trần gian này. Xin thưa trước với quí độc giả, chữ ĐẠO ở đây không phải là tôn giáo như đạo Phật, đạo Thiên Chúa... nhằm đưa thiên đàng,

ở đây không phải là tôn giáo như đạo Phật, đạo Thiên Chúa... nhằm đưa con người đến chỗ giải thoát khỏi luân hồi, sinh tử hay về với Chúa ở cõi thiên đàng, mà Đạo ở đây có nghĩa là ĐẠO LÀM NGƯỜI hay một nghệ thuật sống giúp cho con người tiếp cận Chân Thiện Mỹ, sống tốt đẹp hơn, khỏe mạnh hơn, hạnh phúc hơn, tự tin hơn, độc lập hơn, tự do hơn, bình an hơn và minh triết hơn, đồng thời bớt tham lam, kiêu ngạo, thành kiến, đua đòi, nịnh hót, ích kỹ, a dua..., ngõ hầu góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn ở cõi đời này.

GS TSKH  Bùi Quốc Châu

 

1- Phàm người học thuốc, tất phải hiểu thấu lý luận đạo Nho, có thông lý luận đạo Nho thì học thuốc mới dễ. Khi có thời giờ nhàn rỗi, nên luôn luôn nghiên cứu các sách thuốc xưa nay. Luôn luôn phát huy biến hóa, thu nhập được vào Tâm, thấy rõ được ở mắt thì tự nhiên ứng vào việc làm mà không phạm sai lầm.


2
- Được mời đi thăm bệnh : nên tùy bệnh cần kíp hay không mà sắp đặt đi thăm trước hay sau. Chớ nên vì giàu sang hoặc nghèo hèn mà nơi đến trước chỗ tới sau hoặc bốc thuốc lại phân biệt hơn kém khi lòng mình có chỗ không thành thật, thì khó mong thu được kết quả.


3
- Khi xem bệnh cho phụ nữ, góa phụ, ni cô… cần phải có người nhà bên cạnh mới bước vào phòng để thăm bệnh để tránh hết sự nghi ngờ. Dù cho đến con hát, nhà thổ cũng vậy, phải đứng đắn coi họ như con nhà tử tế, không nên đùa cợt mà mang tiếng bất chính, sẽ bị hậu quả về tà dâm.


4
- Phàm thầy thuốc nên nghĩ đến việc giúp đỡ người, không nên tự ý cầu vui như mang rượu lên núi, chơi bời ngắm cảnh, vắng nhà chốc lát, lỡ có bệnh cấp cứu làm cho người ta sốt ruột mong chờ, nguy hại đến tính mạng con người. Vậy cần biết nhiệm vụ mình là quan trọng như thế nào”


5
- Phàm gặp phải chứng bệnh nguy cấp, muốn hết sức mình để cứu chữa, tuy đó là lòng tốt, nhưng phải nói rõ cho gia đình người bệnh biết trước rồi mới cho thuốc. Lại có khi phải cho không cả thuốc, như thế thì người ta sẽ biết cảm phục mình. Nếu không khỏi bệnh cũng không có sự oán trách và tự mình cũng không hổ thẹn.


6
- Phàm chuẩn bị thuốc thì nên mua giá cao để được loại tốt. Theo sách Lôi Công để bào chế và bảo quản thuốc cho cẩn Thận. Hoặc theo đúng từng phương mà bào chế, hoặc tùy bệnh mà gia giảm. Khi lập ra phương mới, phải phỏng theo ý nghĩa của người xưa, không nên tự lập ra những phương bữa bãi để thử bệnh. Thuốc sắc và thuốc tán nên có đủ. Thuốc hoàn và thuốc đơn nên chế sẳn. Có như thế mới ứng dụng được kịp thời, khi gặp bệnh khỏi phải bó tay.


7
- Khi gặp bạn đồng nghiệp, cần khiêm tốn, hòa nhã, giữ gìn thái độ kính cẩn, không nên khinh nhờn. Người lớn tuổi hơn mình thì kính trọng; người học giỏi thì coi như bậc thầy, người kiêu ngạo thì mình nhân nhượng; người kém mình thì dìu dắt họ. Giữ được lòng đức hậu như thế, sẽ đem lại nhiều hạnh phúc cho mình.


8
- Khi đến xem bệnh ở những nhà nghèo túng hoặc những người mồ côi, góa bụa, hiếm hoi, càng nên chăm sóc đặc biệt. Vì những người giàu sang không lo không có người chữa, còn người nghèo hèn thì không đủ sức đón được thầy giỏi, vậy ta để tâm 1 chút họ sẽ được sống 1 đời. Còn như những người con thảo, vợ hiền, nghèo mà mắc bệnh, ngoài việc cho thuốc, lại còn tùy sức mình chu cấp cho họ nữa. Vì có thuốc mà không có ăn thì cũng vẫn đi đến chỗ chết. Cần phải cho họ được sống toàn diện mới đáng gọi là nhân thuật. Còn những kẻ vì chơi bời phóng đãng mà nghèo và mắc bệnh thì không đáng thương tiếc lắm.


9
-Khi chữa cho ai khỏi bệnh rồi, chớ có mưu cầu quà cáp vì những người nhận của người khác cho thường hay sinh ra nể nang, huống chi đối với những kẻ giàu sang, tính khí bất thường mà mình cầu cạnh, thường hay bị khinh rẻ. Còn việc tâng bốc cho người ta để cầu lợi thường hay sinh chuyện. Cho nên nghề thuốc là thanh cao, ta càng giữ khí tiết cho trong sạch. Tôi xét lời dạy bảo của các bậc tiên hiền về lòng tử tế và đức hàm dục, rèn luyện cho mình rất chặt chẽ và đầy đủ. Đạo làm thuốc là 1 nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người và vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình, không nên cầu lợi, kể công. Tuy không có sự báo ứng ngay nhưng để lại âm đức về sau. Phương ngôn có câu : “Ba đời làm thuốc có đức thì đời sau con cháu tất có người làm nên khanh tướng” đó phải chăng là do có công vun trồng từ trước chăng” Thường thấy người làm thuốc, hoặc nhân bệnh cha mẹ người ta ngặt nghèo hoặc bắt bí người ta lúc đêm tối, trời mưa, có bệnh nguy cấp : bệnh dễ chữa bảo là khó chữa, bệnh khó bảo là không trị được, giở lối quỷ quyệt đó để thỏa mãn yêu cầu, rắp tâm như thế là bất lương. Chữa cho nhà giàu thì tỏ tình sốt sắng, mong được lợi nhiều, chữa cho nhà nghèo thì ra ý lạnh nhạt, sống chết mặc bay. Than ôi! Đem nhân thuật làm chước dối lừa, đem lòng nhân đổi ra lòng mua bán, như thế thì người sống trách móc, người chết oán hờn không thể tha thứ được!”. 
Комментарии: 0 Просмотры: Группа: BÀI GIẢNG DIỆN CHẨN - ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP