Chữa bệnh đái dầm ở người lớn
08 Мая 2015 | Опубликовано в Diện chẩn Bùi Quốc Châu | Просмотры: | Комментарии: 0

Phác đồ chữa bệnh như sau:
1- Ấn, dán  cao salonpas: 127, 73, 132, 173, 222, 8, 37, 19.
2- Tác động vào vùng phản chiếu Bàng quang ở cằm và trán (đồ hình phản chiếu)
3- Xoa nhiều trên da đầu (theo giải phẫu thì da đầu đồng ứng với Bàng quang)
Ngày làm 2 lần. Vài đợt thì khỏi.

DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE
08 Мая 2015 | Опубликовано в Diện chẩn Bùi Quốc Châu | Просмотры: | Комментарии: 0

Viêm xoang

1. Ấn và hơ ngải cứu các huyệt của bộ thăng:

2. Ấn các huyệt phản chiếu mũi hoặc lăn hơ các vùng phản chiếu mũi trên mặt:

3. Nếu bị xoang hàm, ấn các huyệt phản chiếu hàm hoặc lăn hơ các vùng phản chiếu hàm trên mặt:

4. Lăn và hơ vùng gáy hoặc day ấn, xoa bóp dọc hai bên các đốt sống cổ.
5. Nếu bị nặng thì lăn hơ hoặc xoa bóp thêm vùng cổ tay, lòng bàn tay, cổ chân, lòng bàn chân.
Nguyễn Văn San

Viêm họng

1. Ấn và hơ các huyệt tiêu u bướu:

2. Lăn hơ các vùng phản chiếu họng hoặc các huyệt sau:

3. Lăn và hơ vùng gáy hoặc day ấn hai bên các đốt sống cổ.
4. Nếu bị nặng thì phải lăn hơ thêm các vùng cổ tay, khoeo tay, cổ chân, khoeo (nhượng) chân.
Nguyễn Văn San

Viêm đại tràng

1. Ấn và hơ bộ tiêu u bướu:

2. Lăn hơ vùng phản chiếu đại tràng hoặc ấn và hơ các huyệt sau:

3. Lăn hơ vùng thắt lưng và lăn hơ trực tiếp vùng bụng.
4. Nếu bệnh nặng (u đại tràng), thì cần lăn hơ thêm vùng cổ gáy, lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Nguyễn Văn San
Nguyên Lý Đồng Ứng
08 Января 2015 | Опубликовано в Diện chẩn Bùi Quốc Châu | Просмотры: | Комментарии: 2
3.     Đồ hình theo nguyên lý Đồng ứng
Ngoài việc phản chiếu các bộ phận trên gương mặt, theo thuyết Đồng Ứng (Đồng thanh tương ứng - Đồng khí tương cầu) thì các bộ phận ngoại vi và các cơ quan nội tạng cũng phản chiếu trên bàn tay và trên các bộ phận có hình dáng tương tự theo Thuyết Đồng Hình Tương Tụ. Vì thế, để điều trị các bộ phận trong cơ thể, ta cũng có thể tác động trên các ngón tay, lòng bàn tay hay lưng bàn tay vào các điểm hay vị trí tùy theo sự phản chiếu hay có hình dáng tương tự với các bộ phận đó. 



Mỗi ngón tay đồng ứng với một con người:Ta có thể xoa bóp, ấn tìm điểm đau hay hơ trên ngón tay để hỗ trợ việc điều trị hoặc tìm ra các bộ phận gây bệnh (ấn vào thấy đau) đồng ứng trên từng ngón tay.
Các ngón tay đồng ứng với khung xươngXoa bóp hay hơ trên ngón tay giúp cho việc điều trị sự đau nhức các xương và khớp xương trên cơ thể.
Các ngón tay cũng tương ứng với các cơ quan nội tạng – tác động lên các đốt ngón tay cũng có thể giải quyết các vấn đề của nội tạng
Bàn tay úp đồng ứng với các bộ phận phía sau lưng của cơ thể:Xoa bóp, hơ hay ấn vào các ngón tay (để úp) cũng là cách tác động vào các khu vực đồng ứng ở phía sau cơ thể.
Bàn tay nắm với ngón cái gấp vào trong đồng ứng với cái đầu: Khi tác động vào các điểm trên lưng bàn tay, sẽ có hiệu quả trên các khu vực ở đầu.
Bàn tay nắm với ngón cái duỗi thẳng, lại đồng ứng với trái tim:Khi tác động (bằng việc hơ ngải cứu) trên bàn tay trong tư thế này là ta đã tác động trên trái tim.
Cánh tay úp đồng ứng với lưng – cổ gáy – đầu:Hơ hay ấn trên các điểm đồng ứng vùng cánh tay hay vùng lưng, có tác động làm giảm đau các phần gây đau nơi lưng hay trên cánh tay.
Cánh tay ngửa đồng ứng với phần ngực – bụng…
Bàn tay với ngón cái và trỏ tạo thành vòng tròn, đồng ứng với mắt: Trong tư thế này, có thể tác động bên trong 2 ngón để chữa các bệnh đau mắt đỏ, nóng đổ ghèn hay bụi vào mắt.
Đồ hình Diện chẩn - Bùi Quốc Châu
16 Января 2014 | Опубликовано в Diện chẩn Bùi Quốc Châu | Просмотры: | Комментарии: 0
 

 

 

 

 

 

 

 

                  

 


Đồ hình phản chiếu cơ thể nhìn nghiêng

  • Đầu
  • Hai cánh tay –      bàn tay
  • Lưng
  • Đùi – cẳng chân
  • Bàn chân
  • Trán
  • Hai lông mày–khóe mắt
  • Sống mũi
  • Hai mép
  • Vùng cằm


Đồ hình Rodin

  • Cổ gáy
  • Cánh tay
  • Cổ tay – bàn tay
  • Sống lưng
  • Cẳng chân
  • Bàn chân
  • Vùng bán bình tai
  • Vùng giữa tai và mắt
  • Vùng khóe mắt
  • Sát vành tai
  • Vùng má
  • Vùng cằm

Đồ hình phản chiếu-Ngoại vi cơ thể trên da đầu

  • Đầu, cổ
  • Hai cánh tay
  • Thân mình
  • Hai bàn chân
  • Vùng trên trán
  • Vùng sau thái      dương
  • Dọc theo đỉnh      đầu
                   4.Phần sau đầu

Đồ hình phản chiếu-Tay, chân, mắt, mũi, lưỡi

1.Mông – vai

2. Khuỷu tay 

3. Bàn tay

4. Mắt

5. Mũi

6. Miệng

7. Lưỡi

8. Khí quản – thực quản

1. Vùng giữa trán và trên trán

2. Vùng trên thái dương

3. Vùng thái dương

4. vùng dưới thái dương

5. Phía trước thái dương

6. Phía dái tai, bọng má

7. Khu vực dái tai, bọng má

8. Vùng bọng má.
Vị Trí Các Huyệt Trên Mặt
30 Декабря 2013 | Опубликовано в Diện chẩn Bùi Quốc Châu | Просмотры: | Комментарии: 0
Các bộ huyệt căn bản do lương y Tạ Minh thiết kế
21 Декабря 2013 | Опубликовано в Diện chẩn Bùi Quốc Châu | Просмотры: | Комментарии: 0

1. Bộ Thăng

127 , 50 , 19 , 37 , 1 , 73 – + , 189 , 103 ,  300 – +,  0 – +.

Bộ Thăng làm hưng phấn thần kinh, tăng sức đề kháng, làm ấm người toàn thân và xua tan hàn khí.

Bộ Thăng có tác dụng đối với những bệnh gốc hàn như cảm lạnh, trúng gió lạnh, mắc mưa, viêm phế quản do lạnh, sa nội tạng nhẹ, … Không nên dùng bộ Thăng trong các trường hợp người gầy khô, âm hư huyết kém; huyết áp cao dương chứng; nhiễm trùng, viêm loét.

4.7.2. Bộ Giáng

124 + – , 106,  34+ – ,  26,  61+ – , 3+ – , 143,  39, 14+ -, 222+ – , 85+ – ,156+ -, 87.

Có tác dụng: giáng khí, hạ nhiệt, an thần. Giúp hạ sốt, hạ huyết áp, chữa mất ngủ do hưng phấn, lo lắng suy nghĩ nhiều.

Có thể cắt  cơn sốt bằng nước đá áp vào huyệt: 26, 3, 143 hay 173, 87. Với các cục nước đá chừng bằng đầu ngón tay cái, áp mỗi huyệt chừng một phút rồi đổi sang huyệt khác cho đến khi hết sốt.

Một số trường hợp bịnh tâm thần mới phát thuộc chứng cuồng trong Đông y, các chứng trúng nắng. Nên dùng các huyệt theo thứ tự: 124 -, 106 , 34 – , 26, 61 – , 3- , 143, 39, 14 – , 222 – , 85 – , 87.

4.7.3. Bộ Bổ trung

127, 50, 19, 37, 1, 7 – +, 0 – +.

Tác dụng: Bổ trung tiêu, bổ nguyên khí ở cấp độ nhẹ, trợ tiêu hóa, tăng sức đề kháng, tăng lực nhẹ đến vừa phải. Có thể dùng bồi bổ cho các trường hợp suy nhược cơ thể nhẹ chưa ảnh hưởng đến phần âm huyết (đây là bộ huyệt tiền đề cho bộ BỔ ÂM HUYẾT sau này).

4.7.4. Bộ Thiếu dương

324, 24, 41 (437), 235, 290, 184, 34, 156.

Có thể dùng trong các bệnh: nhức nửa đầu (migrain, thiên đầu thống); tăng nhãn áp (glaucome, cườm nước), hàn nhiệt vãng lai (lúc nóng lúc lạnh); sốt rét (chỉ giúp hạ cơn, không phải điều trị) ; uất ức tâm lý (tức giận nhưng không phát tiết được, một dạng stress); một số rối loạn chức năng gan mật.

-   Trường hợp hiệu quả kém trong nhức đầu có thể thêm 12, 240, 107.

-    Trường hợp stress, nếu hiệu quả kém có thể thêm 124, 34, 106, 173 hoặc 143, 3 -.

4.7.5. Bộ Điều hòa

-   A: 34, 290, 156, 39, 19, 50, 3, 36.

-   B: 106, 1, 127, 39, 19, 50, 3, 36.

Dùng trong trường hợp: Cơ thể mất quân bình nhẹ, rối loạn chức năng nhẹ, bịnh nhân cảm thấy không thoải mái nhưng không có hiện tượng bệnh rõ ràng. Như  ăn ngủ lúc được lúc không, người lúc mệt lúc khỏe …

  -  Thân nhiệt bịnh nhân không điều hòa nhẹ: trên dưới-trước sau-trong ngoài, nóng lạnh không đều nhẹ. Tương tự chứng tâm thận bất giao nhưng rất nhẹ.

  -  Một số trường hợp tăng huyết áp nhất là huyết áp vô căn.

Bộ huyệt này an toàn, nhưng không hiệu quả trong trường hợp bị đau nhức.

4.7.6. Bộ Tiêu viêm

106, 26, 37, 50, 61, 38, 156, phản chiếu nơi bị viêm.

Bộ huyệt này có tác dụng kháng viêm rất tốt. Đặc biệt những trường hợp viêm do chức năng, u nhọt, mụn bọc. Có thể dùng trong các trường hợp viêm nội tạng, áp-xe nội tạng. Kém tác dụng trong những trường hợp viêm do vi trùng. Đặc biệt hiệu quả cao trong viêm phế quản đối với trẻ em, dĩ nhiên cần phối hợp với phản chiếu phế quản. Ngoài ra còn được dùng trong điều trị viêm xoang rất tốt (cần thêm huyệt 300). Bộ huyệt này cũng giúp nhuận tràng khi thêm 365.

4.7.7. Bộ Tiêu viêm khử ứ

156 – +, 38 – +, 7  - +, 50, 37, 3 – +, 61 – +, 290 – +, 16 – +, 26, phản chiếu bộ vị.

Chủ trị: Tan máu bầm và tan sưng do va chạm. Tan sưng bầm do bong gân (nếu sái khớp thì phải nắn sửa khớp trước vì bộ huyệt này không sửa khớp được). Tiêu các u bướu, các ứ tích chức năng hoặc thực thể.

Bộ huyệt này hiệu quả càng cao khi điều trị càng sớm ngay trong ngày bị chấn thương, có thể chỉ sau 3 – 4 lần châm cách khoảng 3 – 4 giờ một lần là tan biến không còn dấu vết, không còn đau đớn gì.

Lưu ý: Không được dùng quá 3 tuần lễ. Có thể kỵ thai.

4.7.8. Bộ Tiêu viêm giải độc

106, 26, 61, 3, 37, 50, 41, 437,  38 , 104 + -, 156 , 235, 87, 173 ( 143).

Tác dụng: Giải độc máu, lọc máu. Khu phong độc. Chống dị ứng do ăn uống (nếu cần có thể thêm bộ Bổ Trung). Giải độc cho cơ thể và làm tan viêm ứ do nhiễm độc. Dĩ nhiên cũng cần thêm vài huyệt trong bộ Lọc thấp như 240, 290, 7, 347.

Nên dùng trong những trường hợp: có nhiễm độc như côn trùng cắn, phỏng hóa chất (thêm phản chiếu nơi bị cắn, bị phỏng); nhiễm độc thực phẫm; những bệnh do máu bị ô nhiễm mà ra như ghẻ nhọt, chàm lác, dị ứng thức ăn.

4.7.9. Bộ Trừ đàm thấp thủy

Có 3 phác đồ dùng cho 3 mức độ bệnh khác nhau từ nhẹ tới nặng. Lọc thấp là dùng cho trường hợp thấp nhẹ, trừ thấp được dùng cho mức độ thấp trung bình, trục thấp là trường hợp thấp nặng .

Lọc thấp : 107, 240, 12, 184, 290, 7, 347 .

Trừ  thấp: 521, 87, 22 B, 235, 127, 347, 236, 85, 29 (222), 53, 7 , 63, 64, 287, 19, 39, 1, 290, 240, 26,103.

Trục thấp: tác động trọn ụ càm; bờ môi dưới; bờ môi trên và cánh mũi (giới hạn bởi pháp lệnh), toàn bộ mũi kéo dài lên vùng huyệt 103-175. Phác đồ này được dùng khi cần trục đàm thấp thủy thật mạnh.

Tác dụng: Loại trừ  đàm, thấp và nước ứ đọng trong cơ thể bịnh nhân.

Có thể dùng để điều trị các bịnh thường gặp như: ho đàm, thủy thũng, thấp khớp, trúng nước nặng (khi BỘ THĂNG tỏ ra kém hiệu quả), huyết trắng không có yếu tố nhiễm trùng, béo phì bịnh lý (mập nước), đại tiện phân nhão thường xuyên, ăn kém lâu ngày mà các loại thuốc bổ không có tác dụng (vì đàm thấp ứ đọng cản trở sự hấp thu của cơ thể).

4.7.10. Bộ Bổ âm huyết

-  22, 347+-, 127, 63M+ -, 17+ -, 113+ -, 7+ -, 63, 50, 19, 39, 37, 1, 290+ -, 0+ -.

Không phải lúc nào cũng sử dụng hết các huyệt trên, mà chỉ dùng những huyệt có báo bệnh.

Tác dụng: Giúp biết đói khi tới giờ ăn, ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, hấp thu tốt, biến dưỡng tốt; Sinh tân dịch, sinh cơ nhục, tạo hồng cầu; Điều hòa thành phần máu.

Giúp trị các bệnh do huyết hư suy, thiếu tân dịch như : suy nhược cơ thể do ăn kém hoặc ăn tốt nhưng không hấp thu nên vẫn gầy kể cả các trường hợp đã uống nhiều thuốc bổ Đông Tây y; thiếu hồng cầu; thiếu huyết sắc tố trong máu, thiếu huyết tương; tiểu đường; cholesteron trong máu cao; giai đoạn đầu của các bệnh thuộc về sự thoái hóa (như thoái hóa võng mạc, thoái hóa thần kinh thị giác …); táo bón kinh niên dạng âm hư (phân dê) …

Trong bệnh tiểu đường và cholesteron trong máu cao ta cần thêm huyệt 347.

Nếu thiếu hồng cầu hoặc huyết sắc tố ta phải dùng trọn tam giác Tỳ 37, 40, 481.

Bộ Bổ âm huyết này hiệu quả rất tốt trong nhiệm vụ bồi bổ cơ thể đơn thuần. Riêng khi dùng để chữa bệnh thì cần kết hợp linh động với các phác đồ khác một cách khéo léo mới mong đạt hiệu quả cao.