THỰC HÀNH ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG
18 Марта 2016 | Опубликовано в Âm dương khí công | Просмотры: | Комментарии: 0

LƯỢT THỞ -TỐC ĐỘ THỞ -THỜI GIAN TỤ KHÍ :

            Khi thực hành Âm Dương khí công, chúng ta nên biết rằng : Số lượt thở, tốc độ, thời gian tụ khí, và độ tập trung tư tưởng nếu khác nhau, sẽ cho những kết quả khác nhau. Một điều chắc chắn và hợp lý là: thở ít lượt sẽ cho kết quả khác với thở nhiều lượt , đối với 1 đường Âm và Dương cùng 1 lúc...

  Ví dụ: thở chừng 5 đường Dương sẽ cho ta ấm áp, trái lại thở chừng 10 hay 20 đường Dương một lúc mà không thở đường Âm kèm theo sẽ cho ta sự nóng nhiệt (lượng biến thì chất biến). Cũng vậy đối với đường Âm, chúng ta sẽ đi từ mát (lương) đến lạnh (hàn) do số lượt thở từ ít đến nhiều. Nếu ta thở cả 2 đường một lúc , kết quả cũng sẽ khác nhau tùy ở sự thở nhiều hay ít.

Đối với tốc độ thở (Dẫn Khí trên Mạch) hẳn là điều hợp lý khi ta thấy thở chậm dễ làm ta đổ mồ hôi hơn là thở nhanh (đúng hơn là tưởng  tượng nhanh)

 Về thời gian tụ khí tại Đan Điền, thì chắc không ai ngạc nhiên khi thấy càng nín thở lâu càng thấy mặt đỏ và càng ngộp thở khó chịu.  Và chắc chắn những hậu quả tai hại sẽ xảy ra nếu ta cố hết sức để phá kỷ lục nín hơi của ta.

Hẳn nhiên mọi sự phân tán tư tưởng đều không có lợi cho việc tập theo phương pháp Âm Dương Khí Công, và chắc chắn sẽ không đưa đến kết quả tốt được.

Thở đường Âm trước khác với thở đường Dương trước.  Như ta  Thở 5D/5A sẽ cho kết quả khác khi ta thở 5A/5D.   Sau độ 1 tuần áp dụng phương pháp ta sẽ đạt được một số  kết quả như : ăn ngon, ngủ ngon, dễ tiêu hóa, hết táo bón, siêng làm việc, bớt nóng tính (nếu có trước đó) và cảm thấy khoẻ khoắn, tươi tỉnh , dẻo dai hơn...

  Nếu tập không đúng thì sẽ :  Không thấy các kết quả trên, hơn nữa còn khó chịu, chóng mặt , mệt tim.  Nếu tập quá nhiều đường Dương sẽ có phản ứng khác lạ của cơ thể như nổi nhọt, nổi hạch, nhức đầu, nhức răng; hoặc tập quá nhiều đường Âm sẽ tiểu nhiều, buồn ngủ, yếu sức, làm biếng.

  Nếu tập thường xuyên và lâu dài lần lượt các bạn sẽ đạt được các tiêu chuẩn của sức khoẻ đã nêu ở bảng trên. Ngoài ra khi thở sẽ cảm thấy ấm vùng Đan Điền hoặc khí nóng chạy trên các Mạch và các vùng trên cơ thể , nhất là vùng eo , lưng , gáy...


TÍNH CHẤT- CÔNG DỤNG CỦA HAI  ĐƯỜNG ÂM DƯƠNG:

STT

ĐƯỜNG ÂM

ĐƯỜNG DƯƠNG

1

2

3

 

4

 

5

 

6

7

8

9

 

10

11

12

13

14

15

 

16

17

18

19

 

20

Làm giảm nhịp đập của tim

Làm chậm(động tác).

Làm yếu sức, dễ bị dị ứng, dễ dao động.

Giảm thân nhiệt, làm mát bên trong cơ thể.

 Làm mát tim, gan, phổi, bao tử, thận.

 

Làm dễ ngủ.

Làm mịn màng, tươi nhuận da thịt.

Làm bớt nóng tánh (trầm tĩnh)

Làm bớt sự cứng rắn, mạnh bạo, tự tin.

Làm bớt sưng đau, lở loét, nhức nhối.

Làm mau mệt mỏi

Sinh da thịt , hàn vá vết thương

Làm hạ huyết áp

Làm ức chế thần kinh.

Làm lưu thông huyết dịch, loãng máu, dễ xuất huyết.

Làm lớn thể tích (nở lớn ra, phình ra).

Làm sậm da.

Làm ức chế tình dục

Làm giảm khả năng tập trung tư tưởng, mau quên.

Làm giảm khả năng sáng tạo , tưởng tượng.

Làm tăng nhịp đập của tim.

Làm nhanh(động tác).

Làm mạnh sức, khó dị ứng, khó dao động.

Tăng thân nhiệt, làm ấm bên trong cơ thể.

 

Làm ấm tim, gan, phổi. bao tử, thận (thở nhiều sẽ nóng)

Làm khó ngủ.

Làm săn chắc da thịt (hồng hào).

Làm nóng tánh , hăng hái.

Làm gia tăng ý chí can đảm , tự tin , bạo dạn.

Làm tăng sưng đau, lở loét , đau nhức.

Làm bớt mỏi mệt, khoẻ khoắn.

Làm lở loét các vết thương.

Làm tăng huyết áp.

Làm hưng phấn thần kinh.

Làm bế huyết, làm đặc máu, mau đông máu.

Làm nhỏ thể tích (co lại).

Làm sáng da.

Làm hưng phấn tình dục.

Làm tăng khả năng tập trung tư tưởng , mau nhớ, nhớ dai.

Làm tăng khả năng sáng tạo , tưởng tượng.


     Đây chỉ là liệt kê phần nào những tính chất công dụng thường thấy, thường dùng. Qua thực tế công phu, chắc chắn chúng ta  sẽ tìm thấy thêm nhiều điều mới lạ. Khi đó sự đóng góp của người tập hẳn là điều hân hạnh cho chúng tôi.

     Chúng tôi vừa trình bày bảng tính chất và công dụng của việc thở 2 đường Âm Dương. Hẳn là còn nhiều điều cần phải được tiếp tục khám phá và trình bày. tuy nhiên đó là công việc có tính cách lâu dài. Vấn đề ở đây là ta phải làm sao để vận dụng bảng tính chất và công dụng trên một cách có lợi nhất. Ví dụ ở điểm 5 ta thấy tính chất của đường Âm là làm mát bao tử. Như thế đối với những bệnh đau bao tử vì nóng như lở bao tử hay đau thượng vị , ta đều có thể tìm thấy kết quả tốt khi thở đường Âm với một lượng lớn, chẳng hạn chừng vài chục đường một lúc cho mỗi buổi tập. Một ngày tập 2-3 lần và liên tục trong nhiều ngày. Về điều này , chính mỗi cá nhân phải tự tìm số lượt thở thích hợp với mức độ bệnh và tình trạng cơ thể mình, vì không ai có thể biết mình rõ hơn mình. Vì không thể liệt kê nhiều trường hợp áp dụng khác do hoàn cảnh khách quan. tuy nhiên chúng tôi tin tưởng với óc tưởng tượng phong phú và tài vận dụng khéo léo của các bạn, chắc chắn các bạn sẽ tìm thấy nhiều điều lợi ích, đôi khi ngạc nhiên và thú vị qua việc khai thác bảng trên.

    Cũng cần lưu ý là Bảng tính chất và công dụng của 2 đường Âm & Dương trên đây , vài điểm cần phải được hiểu với 1 nghĩa rộng.   Ví dụ : tim, gan, bao tử, thận cũng phải được hiểu là tâm, can, tỳ, phế, thận. Tóm lại mọi việc cần linh động và sáng tạo.

 

TINH THẦN CỦA PHƯƠNG PHÁP CHỈ GỒM TRONG 5 CHỮ :

VỪA PHẢI - THOẢI MÁI - TỰ NHIÊN - LINH ĐỘNG - SÁNG TẠO.

 VỪA PHẢI

 Không thái quá , không quá độ thì gọi là vừa phải. Mọi sự thái quá đều có hại.

   Ví dụ: Trong giai đoạn tụ khí tại Đan Điền, không nên ráng nín hơi lâu quá, vì việc này có thể gây tổn hại cho cơ thể , đôi khi còn có thể nguy hiểm đến  tính mạng.

Trong lúc hít hơi vào không nên phình bụng quá to và cố sức hít cho thật đầy hơi , vì chỉ làm cho tức bụng hoặc có cảm giác không đủ sức để thở, không có lợi gì cả.

Ham thở quá nhiều đường Dương trong khi không có bệnh gì cả, tức là không phải để dùng chữa bệnh, sẽ đưa đến những hậu quả tai hại như nóng mắt, nổi hạch, nhức răng, nhức đầu. Chúng tôi muốn nói trong trường hợp bình thường, không đau ốm gì mà tự nhiên ham thở nhiều đường Dương, mà không phối hợp thở theo đường Âm để quân bình. Điều này sẽ không lợi cho sức khoẻ. Đây cũng là lý do tại sao nhiều người sợ tập Khí công hay nội công hoặc Yoga rồi sẽ bị tẩu hỏa nhập ma. Sự việc vừa trình bày rất là dễ hiểu.

 
2/. THOẢI MÁI 

Không gò bó, không khó chịu, không có vấn đề gì thì gọi là thoải mái Mọi sự khó chịu kéo dài được coi như dấu hiệu của sự áp dụng sai phương pháp.

 Ví dụ: Trong lúc tập ngồi ễnh người lên, thân mình gồng cứng ngắc , thắt lưng nịt quá chật làm không thoải mái. Tập sai sẽ làm kết quả sẽ kém đi.

Trong lúc hít hơi vào không dùng Ý dẫn Khí đi mà cố dùng sức để hít hơi vào cho thật đầy bụng, hay đầy ngực thì thật không thoải mái chút nào, và sẽ có cảm giác là mình không đủ hơi để thở.

      Sau khi tập 1 thời gian mà thấy không thoải mái, dễ chịu, trái lại còn khó chịu thì phải biết là mình đã tập sai phương pháp Âm Dương Khí Công ,. và cần nên xem kỹ lại để tập cho đúng.

  
3/. TỰ NHIÊN 

KHông trái với quy luật của vũ trụ , của thiên nhiên thì gọi là tự nhiên. Những gì trái với tự nhiên đều đưa đến hậu quả không tốt.

Ví dụ:  Đói ăn, khát uống. Làm việc nhiều ăn nhiều, làm việc ít ăn ít...Do đó như các lực sĩ , các vận động viên thể thao phải thở nhiều hơn các em học sinh , các cô thư ký làm việc tại các văn phòng. Các cụ gì phải thở nhiều hơn thanh niên. Các bệnh nhân không những phải thở nhiều mà còn phải thở đúng cách.

Tóm lại tất cả đều phải phù hợp với sự tự nhiên, nếu không sẽ có vần đề ngay. Ví dụ : đói đừng ăn, khát đừng uống, hay làm việc nhiều ăn ít thử xem sao ?...

  
4/. LINH ĐỘNG 

Không quá lệ thuộc vào nguyên tắc,biết tùy cơ ứng biến là sự linh động  Mọi sự cứng ngắc là thiếu Sinh khí và sẽ không cho kết quả tốt.

Ví dụ : Trong phần cách tập có ghi là tập thở phải ngồi xếp bằng , nhưng nếu ta thấy tập nằm hợp với ta hơn và cho kết quả tốt ,thì ta cứ việc nằm tập không sao cả. Vì đó là những cái phụ , và những cái phụ này không làm hại tới cái chính , cho nên ta có thế tùy nghi mà sửa đổi.

Nhưng quan trọng hơn cả là áp dụng tính linh động trong việc trị bệnh.

Ví dụ :  Đang ngồi làm việc ta bỗng nhiên đau bụng. Vì thình lình ta không biết đau bụng do nóng hay lạnh, ta bèn thở đại một đường nào đó, theo kinh nghiệm là ta thường thở đường Dương vì dễ dàng và tiện cho ta hơn. Thở chừng vài lượt, chờ một chút nếu không thấy bớt là ta biết đã thở sai, và lập tức linh động chuyển sang thở đường Âm , và sẽ thấy hiệu quả một cách ngạc nhiên. Đối với các trường hợp khác cũng thế, hễ thấy thở một thời gian không bớt là phải biết linh động chuyển sang thở đường khác đối lập với đường đang thở.

Đến đây chắc là nhiều quý vị sẽ thắc mắc là nếu thở như thế mà không hết thì sao ? Xin thưa không có con đường thứ ba, và theo Đông Y thì dù cho vạn bệnh cũng không ra ngoài Âm Dương, và nếu đã thở cả hai đường mà vẫn không có kết quả , thì hoặc là thở sai hoặc là chưa thở đủ số lượt cần thiết .

Ví dụ : đáng lẽ phải thở nhiều lần trong ngày mới đủ sức cho kết quả , ta chỉ thở có 1 lần cho nên không đạt kết quả, mà có khi vừa thở lại vừa lo nghĩ đâu đâu ). Hoặc là tình trạng bệnh nặng vượt ngoài khả năng của phương pháp  Âm Dương Khí Công, cần phải phối hợp với các môn khác mới đủ sức . Ví dụ : cần phải phối hợp với việc sửa đổi cách ăn uống , vần động , châm cứu , bấm huyệt...Nếu vẫn không có kết quả thì có nghĩa là loại bệnh đó không phù hợp với cách chữa bệnh bằng Khí Công, mà phù hợp với cách trị khác. Ví dụ : uống thuốc , châm cứu , giải phẫu .

Vả chăng ta nên nhớ Âm Dương Khí Công là phương pháp Dưỡng Sinh không phải là phương pháp chủ yếu trị bệnh. Nếu nó có trị được một số bệnh , chẳng qua là do người tập biết cách quân bình Âm Dương đó thôi. Tuy nhiên , nó vẫn có giới hạn của nó, không phải bệnh nào cũng có thể trị được bằng phép thở. Bạn đọc cần lưu ý điều này để tránh khỏi thất vọng.

5/.SÁNG TẠO 

Nghĩ ra những điều mới lạ, rối biết thêm bớt, chế biến, sửa đổi, cải thiện là Sáng tạo. Đôi khi đó là những điều vượt ra ngoài khuôn khổ, hệ thống giáo điều. Sáng tạo là mở nẻo tương lai , là phong phú hóa cuộc đời. Sáng tạo cần cho ta như ánh sáng cần cho hoa.

Ví dụ:  Sau khi tập, ta có thể thêm phần chà xát khắp đầu mặt , mình mẩy  tay chân, rồi sau đó uống 1 ly nước lọc để thấy hơi mát chạy ra tận các đầu ngón tay, ngón chân. 
 Ngoài việc dùng Âm Dương Khí Công để phòng bệnh , trị bệnh và phục hời sức khoẻ , ta còn có thể áp dụng nó trong lãnh vực thể thao, võ thuật, giải phẫu, kế toán, học hành thi cử, chơi cờ, thai giáo..vv...

Tóm lại tùy ở óc tưởng tượng và sáng kiến của ta mà ta có thể tìm thấy lợi ích của phương pháp nhiều hay ít, phiến diện hay đa diện ( cũng đồng thời là thịt bò mà có kẻ chỉ biết xào lăn, người thì làm ra 5-7 món...biết nói sao?).

Như thế, Âm Dương Khí Công là một phương pháp mở, giúp cho người tập không chỉ bằng các kỹ thuật mà còn giúp cho họ có được tinh thần cở mở, trí óc minh mẫn và tự do trong việc tập luyện theo đúng với tính chất và thể trạng của mình.

GS.TSKH. BÙI QUỐC CHÂU.
 

Lý thuyết Âm Dương Khí Công ( phần 3 )
18 Марта 2016 | Опубликовано в Âm dương khí công | Просмотры: | Комментарии: 0

BẢNG KIỂM TRA KẾT QUẢ TẬP THỞ THEO PHƯƠNG PHÁP-

                                  ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG

       Người tập  thực hiện 2 Phiếu Âm – Dương với các ô nhỏ, để tiện theo dõi những triệu chứng mà mình có trong 2 tuần tập đầu

PHIẾU A : CÁC DẤU HIỆU DƯƠNG

STT

DẤU HIỆU

TUẦN 1

TUẦN 2

CN

2

3

4

5

6

7

CN

2

3

4

5

6

7

1

 Lạc quan – yêu đời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tự tin – can đảm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1/. Các triệu chứng thuộc Dương 

1/Lạc quan -yêu đời, 2/ Tự tin -can đảm, 3/ Nhanh nhạy,4/ Hăng hái -nóng tính,5/ Siêng năng,6/ Khoẻ mạnh - Dai sức ,7/Nóng- Bức rứt , 8/ Nóng đầu-mặt-mắt ,9/ Nóng ngực , 10/Nóng lưng- Đổ mồ hôi,11/ Nóng bụng,12/ Nóng tay,13/ Nóng chân, 14/ Nổi mụn,15/ Lở lưỡi -môi, 16/ Nhức răng,17/Táo bón,18/ Xổ độc, 19/ Nổi ghẻ-nhọt,20/ Đổ ghèn - sáng mắt, 21/ trung tiện nhiều, 22/Tiểu nóng ít, 23/Tình Dục tăng, 24/Bền tinh - Mộng tinh, 25/ Chịu lạnh giỏi, 26/ Ăn ngon - nhiều, 27/ Mau đói, 28/ Khát nước,29/ Nhức đầu - căng đầu, 30/ Chóng mặt. 

 

PHIẾU b : CÁC DẤU HIỆU âm

STT

DẤU HIỆU

TUẦN 1

TUẦN 2

CN

2

3

4

5

6

7

CN

2

3

4

5

6

7

1

 Bi quan – chán đời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Thiếu Tự tin – nhút nhát

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2/. Các triệu chứng thuộc Âm :

1/ Bi quan-Chán đời , 2/ Thiếu tự tin-nhút nhát, 3/ Chậm chạp, 4/ Không hăng hái- nguội tính, 5/ Lười biếng, 6/ Yếu sức-mau mệt, 7/Mát-ớn lạnh, 8/Mát đầu-mặt-mắt, 9/Mát ngực, 10/ Mát lưng-ráo mồ hôi, 11/Mát bụng,12/ Mát tay, 13/Mát chân, 14/Xẹp mụn nhọt 15/Làm liền vết lở loét, 16/Làm chắc nướu răng, 17/Nhuận tràng- Tiêu chảy, 18/Xổ độc, 19/Làm lành ghẻ, 20/Làm hết ghèn, 21/Trung tiện ít, 22/Tiểu trong- nhiều, 23/Tình Dục yếu, 24/Xuất tinh sớm, 25/ Chịu lạnh kém, 26/ Ăn kém-ít  27/Chậm đói-Biếng ăn, 28/Ít khát nước, 29/Dễ chảy máu, 30/Nặng đầu, 31/ Chóng mặt. 

 

ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG CHẨN ĐOÁN BIỂU.

  
1/. Âm chứng

Thường càm thấy lạnh , hay ớn lạnh , sợ gió , sợ nước , sợ lạnh.

Thường ít khát nước ( hay uống nóng )

Thường ngủ sớm ( dỡ thức khuya )

 Thường ngủ nhiều (dễ ngủ )

 Thường ăn ít , kém ăn

 Thường chậm tiêu

 Thường tiêu chảy , phân mềm ; tiểu trong , nhiều

 Thường yếu kém về Tình dục

 Hay nằm , ngồi , lười biếng

 Da mềm , lạnh (mát) , xanh

 Mạch chìm , yếu , chìm , nhỏ

 Huyết áp thường thấp



2/. Dương chứng:

Thường cảm thấy nóng, hay bức rứt trong người, không sợ gió, không sợ lạnh, thích nước, thích gió.

Thường khát nước (hay uống lạnh )

 Thường thức khuya ( giỏi thức khuya )

 Thường ngủ ít ( mất ngủ )

 Thường ăn nhiều , ngon miệng

 Thường mau tiêu

 Thường táo bón , kiết , tiểu vàng-đỏ-gắt (đái láo)

 Mạnh về Tình dục

 Hay đi , đứng , siêng năng

 Da cứng , ấm hồng

 Mạch nhanh , nổi , to

 Huyết áp thường cao



3/. Dấu hiệu Âm tạng :

 Da tái xanh , nhợt nhạt , mịn màng , bủng , mỏng.

 Mình mát , tay chân lạnh

 Da thịt mềm nhão , ít lông , lỗ chân lông nhỏ

 Xương cốt thường nhỏ nhắn, yếu mềm

 Tóc mềm, nhỏ sợi - đôi khi quăn - mày lợt

 Ánh mắt nhu hòa, êm dịu, kín đáo

Tiếng nói êm ái, chậm chạp, nhỏ nhẹ

 Cử điệu chậm, đi đứng chậm, phản ứng chậm, ăn uống chậm.

 Lãnh đạm, tiêu cực, thụ động, kém hăng hái, nhiệt tình.

 Ít ăn các thức cay, mặn, hăng, nồng, sống.

                                                           TỔNG SỐ ĐIỂM ÂM..........


4/. Dấu hiệu Dương tạng :

Da hồng hào , sậm màu , sần sùi , săn chắc , dầy

 Mình ấm nóng , tay chân ấm áp

 Da thịt chai cứng, nhiều lông, lỗ chân lông lớn

Xương cốt thường to lớn, cứng chắc

Tóc cứng , to sợi , thường thẳng , mày đậm

 Ánh mắt mạnh mẽ , sỗ sàng, lộ liễu

Tiếng nói rổn rảng, nhanh, mạnh

 Cử điệu lanh lẹ, đi đứng & phản ứng nhanh, ăn uống nhanh

 Nhiệt tình, tích cực, năng động, hăng hái

 Hay ăn các thức cay, mặn, nồng, sống


                                                         TỔNG SỐ ĐIỂM DƯƠNG...........

TÍNH ÂM DƯƠNG

LIÊN HỆ QUA CÁC DẠNG ĐỐI LẬP

STT

ÂM

DƯƠNG

 

Đất

Tĩnh

Lạnh ( hàn)

Mềm, bở

Chua, đắng, lạt

Sinh Tố C , E

Lỏng

Chậm chạp

Nhẵn, láng, mịn màng

Lõm

Nhớt

Nặng nề ( cảm giác )

Nhẹ ( trọng lượng)

Xanh, Tím , Đen

Tối, đục

Nổi

Trong

Dưới. Sau

 Trái

Xuống

Sâu

Dãn, phình ra, tán ( sinh lý)

Vô hình

 

Trời

Động

Nóng ( Nhiệt)

Cứng, chắc

Cay, ngọt, Mặn

Sinh tố A, B, D

Đặc

Nhanh nhẹn

Nhám, sần sùi

Lồi

Rít

Nhẹ nhàng ( cảm giác)

Nặng ( trọng lượng)

Đỏ, cam , vàng

Sáng, Trong

Chìm

Ngoài

Trên, trước

Phải

Lên

Cạn

Co rút, thu liễm, tụ ( sinh lý)

Hữu hình

Vật chất

 

Lý thuyết về Âm Dương Khí Công (Phần 2)
18 Марта 2016 | Опубликовано в Âm dương khí công | Просмотры: | Комментарии: 0
CÁCH THỞ 2 : (Thở trên da hay ngoài da) Cách thở này dễ cho người mới tập hơn là cách thở 1. Do đó mau đạt kết quả hơn cho người tập. Cũng dẫn ý theo lộ trình đã trình bày ở cách 1, chỉ khác là ý tưởng tượng (dẫn ý) ở trên da , thay vì dưới da vài mm như cách thở1. Do đó không cần phải tưởng tượng làn khí chạy bám theo đường cong của cơ thể

(Ví dụ từ mũi xuống Đan Điền không cần phải tưởng tượng làn hơi đi sát đường cong của cằm rồi xuống cổ , xuống ngực đến Đan Điền, mà chỉ tưởng tượng làn Khí đi thẳng từ đấu mũi đến Đan Điền cũng có kết quả). Cũng như cách 1, kết quả sẽ đến ngay với người tập trong vài buổi đầu nếu tập đúng.

 

TƯ THẾ , THỜI GIAN , KHÔNG GIAN LÚC TẬP THỞ:

Không nên thở lúc bụng còn đầy hay sau khi vừa ăn cơm xong (Trừ trường hợp cần thiết như cần phải thở để giải quyết 1 triệu chứng bệnh, 1 cơn đau đang xảy ra).

Đi, đứng, nằm, ngồi đều tập thở được. Nhưng lúc đầu nên tập ngồi thở, không cần ngồi Kiết già, chỉ cần ngồi xếp bằng hoặc ngồi trên giường hai chân thả xuống đất, bàn chân phải đi giầy hay để trên thảm và thẳng lưng là được. Hai bàn tay đan vào nhau hay là để úp trên 2 đầu gối đều được cả. Tránh gồng cứng, và phải để lỏng thắt lưng, mắt nên mở không nên nhắm sẽ tốt hơn. Tuy nhiên nếu mở mắt khó tập trung tư tưởng, thì cứ theo thói quen hé mắt hay nhắm mắt cũng được, nhưng sẽ khó tập thở trong lúc đi, đứng, làm việc sau này.

LƯU Ý:  Khi tập thở tránh ngồi sát mặt đất (phải ngồi cách mặt đất), trên di-văng là tốt. Tránh ngồi trên nệm, có độ đàn hồi cao.

Nên tập nơi cao ráo, thoáng mát, không khí trong sạch, cần tránh nơi bị ô nhiễm, nhất là hóa chất hay mùi hôi thối, bụi bặm.

Tối: nên tập lúc  23-1 giờ đêm. Sáng: nên tập lúc 5-7 giờ sáng. Mỗi ngày tập thường xuyên 2 lần. Trường hợp đặc biệt mới tập 4 lần chia theo 4 thời Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu.   Ngoài ra , khi cần thiết cứ thở theo nhu cầu lúc bấy giờ.

Tránh nơi ồn ào, có người qua lại quấy phá mình.

 

VỀ TỶ LỆ THỞ

Mỗi lần thở trung bình từ 4-5 hơi cho mỗi đường Âm hay Dương (Trừ giai đoạn đầu tập thở có thể tập đến 10 đường Âm hay Dương cho mỗi lần tập).

Tự định và điều chỉnh hơi thở của mình giửa 2 đường Âm, Dương sao cho phù hợp với sức khoẻ và cơ thể của mình.  Đó gọi là Tỷ lệ Vàng.

Thí dụ đối với người tạng Âm, hay bị Âm bệnh ( bệnh hư hàn ), hay sợ lạnh, lười biếng, mệt mõi thì tỷ lệ 5 Dương / 1 Âm có thể là Tỷ lệ Vàng.  

Tóm lại: Tỷ lệ Vàng là tỷ lệ giửa số lượt thở Âm và Dương thích hợp nhất đối với cơ thể 1 người trong 1 giai đoạn nào đó.

LƯU Ý: Để đạt Tỷ lệ Vàng, người tập phải tự tìm ra bằng cách theo dõi sát tình trạng cơ thể mình sau mỗi ngày tập thở ( sẽ tìm được sau 1 thời gian tập )

 

KINH NGHIỆM THỞ 

Lúc tâm trí bối rối, không ổn định tư tưởng hay có kẻ quấy rầy thì không nên tập thở.  Chỉ nên tập thở lúc bình tâm thoải mái.

Giai đoạn đầu nên tập thở thuần Dương trong vòng 1 tuần (mỗi lần 10 hơi).

Khi tập đường Dương có kết quả rồi, hãy tập sang đường Âm mới dễ có kết quả (cũng tập 1 tuần), mỗi lần tập thở 10 đường.

Nếu sau 1 tuần vẫn chưa đạt kết quả, thì phải tiếp tục tập cho đến khi có kết quả mới đổi sang tập đường Âm

Tuy nhiên, trong thực tế lại có người hạp đường Âm hơn. Trường hợp này có thể tập đường Âm trước cũng được. 

LƯU Ý: Nếu thở đường Dương mà thấy cơ thể nóng quá thì có thể bớt số lượt thở lại cho bớt nóng. Thở đường Âm cũng vậy, nếu thấy ngủ quá nhiều thì bớt lại.   Tóm lại , phải nhớ linh động, gia giảm sao cho đạt kết quả tốt là được.

Khi tập có kết quả ở cả 2 đường thở, lúc bấy giờ hãy tự định cho mình 1 tỷ lệ thở tùy theo tình trạng sức khoẻ của mình, căn cứ vào tiêu chuẩn Âm-Dương-Hàn-Nhiệt .

Ví dụ :  Thấy trời nóng, ta cũng cảm thấy nóng trong người, ta phải thở đường Âm nhiều hơn  , như 1 Dương 3 Âm chẳng hạn, thở xong, theo dõi sát cơ thể (phải tập lắng nghe cơ thể mình) xem có dễ chịu không, có khoẻ không, nếu vẫn còn nóng thì tăng thêm lần Âm lên nữa, nếu lạnh thì bớt lại...vv....Hãy tự mình kiểm tra cơ thể của mình và gia giảm làm sao cho hài hòa tốt đẹp nhất cho cơ thể, đó gọi là TỶ LỆ VÀNG.

LƯU Ý:  Các tỷ lệ trên chỉ là gợi ý. Trên thực tế phải tùy cơ thể mà định tỷ lệ thích hợp cho mình.

Tóm lại , phải chịu khó theo dõi sát sao cơ thể mình, để từ đó điều chỉnh tỷ lệ thở Âm-Dương thích hợp. Thở đường Âm là ức chế thần kinh, là làm mát người. Thở đường Dương là làm hưng phấn thần kinh, làm ấm cơ thể. Nhưng phải đề phòng, thở nhiều quá có thể bị phản phục: Vật cực tất phản (nguyên lý của Dịch)

Có thể xen kẽ đường Âm -đường Dương , hay thở 1 loạt đường này rồi 1 loạt đường kia. Có thể thở thuần Dương, hay thuần Âm cho mỗi lần tập hay mỗi giai đoạn tập , hoặc theo nhu cầu. có thể thở làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần 1-2 đường thở. Trong mỗi lần tập không nhất thiết phải thở liên tục theo phép thở Âm Dương vì dễ bị mệt khi mới tập (thiếu oxy vì hít vô rất ít). Do đó có thể xen kẽ thở tự do ( hít vô đầy phổi nhiều oxy và thở ra cho cạn phổi ) giữa các đường thở theo Âm Dương Khí Công.

 

Tránh thở đường Âm khi bị cảm lạnh hay đường Dương khi bị cảm nóng (vì sẽ làm bị cảm nặng hơn và kéo dài ). Trái lại , hãy thở 1 loạt 5,10 đường Dương nếu chớm cảm lạnh, hay thở 1 loạt đường Âm nếu chớm cảm nóng . Tuy nhiên nếu bệnh cảm đã hình thành thì ngưng tập thở, chữa cho hết hẳn bệnh rồi mới tập tiếp.

 

DẤU HIỆU THỞ ĐÚNG

Đường  Dương: Nếu thở đúng sẽ cho cảm giác hưng phấn, lạc quan, hăng hái, yêu đời, nóng tính, tăng cường trí nhớ và thông minh, khoẻ trong người, ăn ngon, mau đói , tăng trọng lượng (mập , lên ký ), ham làm việc, dai sức, mạnh hơn, khoẻ hơn, phản xạ nhanh hơn, tự tin, can đảm hơn, ấm áp hay nóng nhiệt trong người, táo bón (tuy nhiên có người lại xổ độc hay đại tiện được dễ dàng chứ không táo bón vì đó là bón Âm), trung tiện nhiều, giảm tiết dịch, tiểu ít.   Nếu thở nhiều sẽ làm nhức răng, sưng nướu răng, nặng đầu, nổi mụn nhọt, tiểu gắt, tiểu đỏ, đau lưng, mất ngủ (tuy nhiên sẽ có người ngủ ngon và dễ hơn, vì cơ thể bị Âm hàn, thở đường Dương cơ thể ấm áp hơn và quân bình Âm Dương. Do đó dễ ngủ chứ không có gì lạ) , tăng huyết áp, lâu lành vết thương , hưng phấn tình dục , cầm máu , ghẻ lở...Đặc biệt sau khi thở có kết quả thì khi vận động nhiều như đánh tennis chẳng hạn, cơ thể sẽ ra ít mồ hôi hơn trước khi tập thở. Sở dĩ có hiện tượng này là vì cơ thể dồi dào Khí Dương hơn trước. Mà đặc tính của Khí Dương là giàm tiết dịch, giảm xuất tiết ( do đó làm giảm mồ hôi, giảm đi tiểu dù uống nước nhiều hơn, vì khát nước hơn khi thở đường Dương. Đây là điểm rất đặc biệt khác với quan điểm thông thường của Tây Y là hễ uống nước nhiều thì phải đi tiểu nhiều )

 

Đường  Âm:  Nếu thở đúng sẽ có hiện tượng ức chế thần kinh, buồn ngủ (nhưng đối với những người cơ thể hư hàn hoặc Âm tạng thì lại khó ngủ hơn), lười biếng, nguội tánh, mau mệt, không cảm thấy đói bụng, giảm cân, mát người, nhuận trường xổ độc, mau lành vết thương..vv...Nếu thở nhiều sẽ bị tiêu chảy, tiểu nhiều, tiểu trong, đau lưng, ngủ nhiều, hạ huyết áp, dễ bị cảm lạnh, sổ mũi, tăng tiết dịch, dễ bị xuất huyết, mỏi và mềm cơ bắp, phản xạ chậm, bi quan, thiếu tự tin, thiếu can đảm, ức chế tình dục....Đặc biệt thở nhiều đường Âm sẽ rất ít khi khát nước (do đó uống ít nước nhưng lại đi tiểu nhiều. Nghe ra rất nghịch lý nhưng lại là sự thật )

 

KẾT  QUẢ

Nếu tập đúng phương pháp thì chỉ sau 1 đến 3 ngày hoặc 1 tuần là đạt được các kết quả như trên. Nếu tiếp tục tập thường xuyên và lâu ngày người tập có thể PHÁT KHÍ ( PHÓNG KHÍ ) qua 2 bàn tay được, ngũ quan trở nên linh mẫn, đầu óc sáng suốt , thân thể nhẹ nhàng. Ngoài ra, chúng ta có thể dùng Âm Dương Khí Công để tự chữa cho mình một số bệnh như tiểu nóng gắt (thở đường Âm ), suyễn (đa số thở đường Dương ) , đau bụng , tiêu chảy , đau lưng , mệt mỏi thì nên thở đường Dương; đau bao tử, đau răng nên thở đường Âm, mệt tim, mất ngủ , táo bón, viêm họng, huyết áp cao..vv...Sau khi tập lâu ngày có thể dùng Khí Công để chữa một số bệnh cho người khác. Phải cẩn thận không dụng công chữa bệnh cho người khác khi sức (Nội lực ) còn yếu hay khi trong mình không được khoẻ...

 

 

DẤU HIỆU THỞ SAI

Tức ngực, bụng; mệt hoặc tức 1 chỗ nào đó trên cơ thể , chóng mặt, đổ mồ hôi dầm dề và mệt , tê dại tay chân , mệt tim....hoặc không có những kết quả đã trình bày ở phần thở đúng.

 

LỜI DẶN CẦN THIẾT 

Người có bệnh huyết áp cao tránh thở nhiều đường Dương, người bị huyết áp thấp tránh thở nhiều đường Âm. Tuy nhiên , ở một số trường hợp đặc biệt như Huyết Áp Cao Âm chứng thì thở Dương lại làm Huyết áp hạ xuống, và thở Âm lại làm Huyết áp tăng lên (Huyết Áp Cao Âm Chứng là Huyết áp không kèm theo xơ mỡ động mạch, cũng như lượng cholesterol và calci trong máu thấp; hay bình thường là bị xơ mỡ động mạch và có lượng cholesterol trong máu cao). Hạn chế càng nhiều càng tốt việc uống nước đá lạnh , thức uống có nước đá , nhất là ngay sau khi tập thở sẽ làm giảm kết quả của việc tập thở rất nhiều.

 

Vì đây là phương pháp nhanh, mạnh, toàn diện cho nên tránh ham thở nhiều (không quá 10 lần thở trong 1 buổi tập).  Trừ trường hợp cá biệt như chơi thể thao , đánh võ....

GSTSKH. Bùi Quốc Châu
“Dọn dẹp” cơ thể bằng đậu bắp
18 Марта 2016 | Опубликовано в Ẩm thực dưỡng sinh | Просмотры: | Комментарии: 0
Đậu bắp còn giúp giải độc ở thận, điều hòa cholesterolẢnh: Hoàng Triều

Các công trình nghiên cứu đều cho thấy giá trị dinh dưỡng rất lớn của đậu bắp đối với sức khỏe.

Đậu bắp có nguồn gốc từ khu vực dọc theo sông Nile ở Bắc Phi và được phát hiện cách đây 3.500 năm ở Ethiopia. Người Ai Cập cổ đại nổi tiếng là “dân hâm mộ” của loại đậu duyên dáng này. Đậu bắp sau đó sang Mỹ qua con đường mua bán nô lệ. Từ Mỹ, đậu bắp lại tiếp tục cuộc hành trình đến Trung và Nam Mỹ, châu Âu, châu Á…

Giá trị dinh dưỡng tuyệt vời

Không chỉ chứa calories thấp vốn thích hợp cho “công cuộc” giảm béo, đậu bắp bao gồm rất nhiều vitamin A, vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin C, axít folic, các nguyên tố khoáng vi lượng như kẽm và canxi. Đậu bắp cũng là nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ sáng giá và là “bạn bà bầu” vì rất giàu axít folic - một loại vitamin rất cần thiết cho việc hình thành những ống thần kinh của thai nhi trong suốt tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thai kỳ.

Những nghiên cứu đã vinh danh giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của đậu bắp với những “công trạng” như sau:

- Chất nhầy và chất xơ có trong đậu bắp giúp điều chỉnh lượng đường huyết bằng cách điều hòa sự hấp thu của chúng từ ruột non. Chất xơ của đậu bắp cũng là một “vệ sĩ” của hệ tiêu hóa.

- Đậu bắp giúp cơ thể tái hấp thu nước. Chất nhầy có trong đậu bắp “bắt giữ” những phân tử cholesterol cùng độc chất phát sinh trong quá trình chuyển hóa cũng như mật thừa rồi “áp giải” ra ngoài cơ thể qua đường bài tiết (phân). Do chứa hàm lượng nước cao, đậu bắp còn giúp cơ thể tránh được tình trạng táo bón, đầy hơi.

- Đậu bắp là một loại thức ăn lý tưởng cho những người đang muốn giảm cân. Để hưởng được lợi ích tối đa của đậu bắp, khi nấu nướng cần cho lửa nhỏ để giúp chất nhầy trong đậu bắp ít bị thất thoát.

- Đậu bắp khi vào hệ tiêu hóa sẽ là “mảnh đất màu mỡ” cho những loại vi khuẩn có lợi (probiotics) và có thể sánh ngang tầm với sữa chua, giúp cho sự tổng hợp các vitamin nhóm B.

- Để làm đẹp tóc, cắt khúc đậu bắp và nấu cho đến khi nước luộc nhầy ở mức tối đa. Sau đó để nguội, nhỏ vài giọt chanh vào và dùng nước này gội đầu. Đây là một tuyệt chiêu giúp tóc lấy lại sự trẻ trung và óng mượt.

- Đậu bắp có tính nhuận trường, có thể dùng trị hội chứng kích ứng ruột, làm lành các vết loét trong đường tiêu hóa, đồng thời xoa dịu những cơn đau từ trong ruột.

- Chất đạm (protein) và dầu có trong hạt đậu bắp được xem là đạm hạng nhất trong rau cải. Rất nhiều amino acid như tryptophan (giúp tinh thần thoải mái, ngủ ngon…), cystein và những sulfur amino acid khác vốn là những amino acid thiết yếu cho cơ thể.

“Tóm cổ” các độc tố

Đậu bắp là thực phẩm có khả năng loại bỏ độc tố trong cơ thể, đặc biệt chất nhầy của nó có tác dụng “tóm cổ” các độc tố và “tống” chúng ra ngoài qua đường bài tiết như đã đề cập ở trên.

Cũng giống như dầu nhớt trong động cơ, đậu bắp có tác dụng “bôi trơn” hệ thống ruột, giúp ngăn ngừa táo bón. Chất nhầy của đậu bắp có thể chất giống gelatin, giúp chất xơ của đậu bắp mềm mại hơn những loại chất xơ khác, nhờ đó giúp ruột làm việc bớt vất vả hơn.

Để “dọn dẹp” cơ thể, chỉ cần 2 trái đậu bắp, mỗi trái cắt làm 3 khúc rồi bỏ vào tô sạch nghiền nát, đổ vào một ly nước và ngâm qua đêm. Sáng hôm sau, trước bữa điểm tâm, khuấy đều và uống. Mỗi tuần uống 3 lần như vậy sẽ giúp cơ thể loại bỏ độc tố, điều hòa cholesterol, giải độc tố trong thận...

Đậu bắp còn có tác dụng nuôi dưỡng những vi sinh vật có lợi trong đường ruột, tác dụng nhuận trường, hỗ trợ bệnh nhân bị hội chứng ruột kích ứng và các rối loạn của hệ tiêu hóa. Vì vậy, khẩu phần ăn hằng ngày có kèm đậu bắp sẽ rất tốt cho cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng.

Nếu không thể uống nước đậu bắp theo cách trên thì có thể luộc đậu bắp. Tuy nhiên, nếu nấu chín quá thì những tác dụng “ăn tiền” của đậu bắp cũng sẽ mất. Tốt nhất là nên nấu hoặc hấp trên ngọn lửa nhỏ. Ăn sống được càng tốt.

Dược sĩ Nguyễn Bá Huy Cường

Lý thuyết Âm Dương Khí Công ( phần 4 )
18 Марта 2016 | Опубликовано в Âm dương khí công | Просмотры: | Комментарии: 0

 

CƠ SỞ CỦA PHƯƠNG PHÁP

ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG

 Một cách tóm lược, phương pháp ADKC chủ yếu dựa vào các nguyên tắc sau:

1/ Nguyên tắc về Ý – Khí Huyệt / Ý – Khí lực

-       Ý là chủ của khí – Ý dẫn Khí – Ý đến đâu Khí đến đó.

-       Khí là chủ của Huyết – Khí dẫn Huyết đến đâu, huyết đến đó.

-       Khí là chủ của Lực – Khí dẫn lực đến đâu, lực đến đó.

Tóm lại : Ý tới là Khí tới – Khí tới là Huyết tới ; Ý tới là Khí tới – Khí tới là Lực tới.

2/ Nguyên tắc về Khí huyết :

-       Khí huyết bất thông : sẽ Thống ( đau)

-       Khí huyết suy : Yếu

-       Khí huyết vượng: Mạnh

3/ Nguyên tắc về Âm Dương

-       Âm Dương quân bình : Không đau, bệnh

-       Âm Dương mất quân bình: Bệnh

4/ Nguyên tắc về chữa trị:

-       Lập lại quân bình Âm Dương

-       Làm khí huyết thông suốt và hưng vượng

5/ Nguyên tắc phân loại bệnh:

-       Âm thắng Dương: Âm bệnh , Dương thắng Âm: Dương bệnh

-       Âm Dương đều suy kém : Bệnh Suy.

6/ Nguyên tắc Hô hấp:

-       Thở trên mạch Nhâm : Tạo khí Dương

-       Thở trên mạch Đốc: Tạo khí Âm

Như thế : Bệnh có hai dạng : Âm – Dương , thở có hai đường: Dương – Âm

Vận dụng biện chứng : Âm khắc Dươ vềng / Dương khắc Âm ( Âm Dương khắc chế và điều hoà lẫn nhau )

-Gặp bệnh Âm ta thở đường Dương : Đường khí chạy trên mạch Nhâm

- Gặp bệnh Dương ta thở đường Âm: Đường khí chạy trên mạch Đốc.

- Gặp bệnh không nghiêng hẳn về Dương hay Âm thì ta thở quân bình cả hai đường Âm và Dương.

 

TRÌNH BÀY PHƯƠNG PHÁP :


1/.CÁCH TẬP LUYỆN :

Mỗi ngày tập 2 lần, sáng sớm ngay sau khi vừa thức dậy, và tối trước khi đi ngủ. Nếu bận việc có thể tập mỗi ngày 1 lần cũng có kết quả.

Chỗ ngồi:  Nếu có được nơi cao ráo, sạch sẽ, yên tịnhthoáng khí thì tốt nhất. Bằng không thì cũng phải lựa chỗ tương đối yên tịnh, sạch sẽ mà tập.

Cách ngồi :  Ngồi xếp bằng, hai bàn tay để ngửa xếp chồng lên nhau, hai ngón cái giao nhau. Lưng thẳng, đầu cổ thẳng, mắt mở tự nhiên ( Không nên nhắm mắt ) nhìn ra phía trước nhưng trong óc dừng nghĩ vẩn vơ, lung tung (tức đừng có tạp niệm ) mà chỉ tập trung về làn hơi tưởng tượng chạy trên Mạch Nhâm hoặc Mạch Đốc. Tư thế thật vững vàng, thoải mái, tự nhiên. Tránh ưỡn ngực hay gồng cứng ngắc thân mình, vì như thế sẽ khiến Khí khó lưu thông trong các Mạch, và cũng phải để lỏng thắt lưng ( Khí Huyết mới dễ lưu thông ).


2/. SỐ LƯỢT THỞ - TỶ LỆ VÀNG :

   Số lượt thở không nhất định mà tùy thuộc vào các yếu tố sau :

Ý muốn của người tập: Muốn tập nhiều hay ít, muốn thở nhiều đường Dương hay nhiều đường Âm, muốn thức khuya hay muốn ngủ....

Tình trạng lao động:  Lao động chân tay hay trí óc, nặng hay nhẹ..

Tình trạng cơ thể :  Mạnh hay yếu , có bệnh hay không có bệnh.

Tuổi tác -Nam nữ : Già - trẻ - Nam - nữ thở khác nhau..

 Tạng người : Âm, Dương, Bình tạng đều thở khác nhau.

Thời tiết: Trời nóng hay khô lạnh, ráo hay ẩm ướt đều thở khác nhau.

Thực phẩm dùng hàng ngày: Ăn đồ cay, nóng phải thở nhiều đường Âm; ăn đồ mát  lạnh phải thở nhiều đường Dương....

Bệnh hoạn: Bệnh nặng thở nhiều, nhẹ thở ít. Ngoài ra còn tùy loại bệnh mà ấn định số lượt thở nhiều hay ít đường Âm -Dương cho phù hợp.

Thời gian tập:   Mới tập hay đã tập lâu, lúc đầu chưa quen tập nhiều , về sau tập ít hơn. 
Không gian :  Ở Đà Lạt thở khác ở Sài Gòn, ở Sài Gòn thở khác ở Vĩnh Long, nói chung là do khí hậu mỗi nơi mỗi khác.

  Do tùy thuộc nhiều yếu tố, nên số lượt thở cho mỗi cá nhân không nhất định mà thật sự rất linh động. Có thể coi nó như 1 hàm số với nhiều biến số vậy.

     Nói thế tuy đầy đủ nhưng chưa được cụ thể, và chắc chắn điều mình muốn biết là phải thở bao nhiêu đường Âm, bao nhiêu đường Dương cho mỗi lần tập. Vậy để cho dễ hiểu, dễ tập, thoạt tiên chúng ta hãy làm như sau :

 Thở 2 đường bằng nhau:  Ví dụ 5A/5D  hoặc  10A/10D

Qua hôm sau, nếu thấy mình nóng mắt, khó ngủ  (có khi mất ngủ ), siêng năng, hăng hái làm việc hơn mọi ngày...(có khi lại váng đầu, nổi nhọt, nổi hạch) thì điều đó có nghĩa là Khí Dương trong cơ thể chúng ta đang giữ ưu thế so với Khí Âm (hoặc có thể do chúng ta là người có Tạng Dương, nên Khí Dương trong ta đã nhiều sẵn).

Và như thế là chúng ta phải thở theo 1 tỷ lệ khác:  Bớt 1 số lượt thở đường Dương xuống, trong khi vẫn giữ nguyên số lượt thở đường Âm ; hoặc giữ nguyên số lượt thở đường Dương, nhưng tăng số lượt thở đường Âm lên cũng được.

Hãy tăng ( hay giảm ) số lượt thở từ từ, cho đến khi không còn cảm thấy nóng mắt, khó ngủ ,...mà trái lại thấy thư thái nhẹ nhàng, dễ chịu, siêng năng...là đúng tỷ lệ rồi vậy.

Làm tương tự nếu thấy tình trạng Khí Âm trong cơ thể đã giữ ưu thế.  Cứ như thế, qua thời gian ta sẽ tìm được Tỷ Lệ thở chính xác, phù hợp với mình. Đó là Tỷ Lệ Vàng, con số của sức khoẻ và an vui. Thật vậy, qua tỷ lệ thở này ta sẽ tìm thấy những biểu hiện của sức khoẻ và hạnh phúc trong thể xác lẫn tâm hồn ta  như sự siêng năng, hăng hái làm việc, dai sức và mau hồi sức, ít khi đau ốm, thường tươi vui, thoải mái, tự tin, bình tĩnh. (có thể chúng tôi chủ quan và nói quá, nhưng trên thực tế, thì một sự khoẻ mạnh do khí lực sung túc, và quân bình về Âm Dương  đưa tới 1 sự ổn định, thoải mái về mặt tinh thần không phải là điều vô lý và khó hiểu ).

LƯU Ý :  Tỷ lệ này không cố định mà thỉnh thoảng lại thay đổi, do sự biến đổi của một vài yếu tố mà nó phụ thuộc như ở trên đã nói.  Ví dụ sau khi tìm ra tỷ lệ thở hàng ngày phù hợp với Tạng người & Điều kiện làm việc của mình, bỗng đến mùa nắng trời nóng quá , ta phải điều chỉnh lại sao cho đường Âm nhiều hơn tỷ lệ cũ mới được , mới khiến ta không cảm thấy bức rức, quạu quọ, hay bị các chứng do cơ thể quá nóng gây ra.

Tương tự vậy với các trường hợp khác, như trời lạnh thì thở đường Dương tăng lên, lao động chân tay thì tăng cả 2 đường lên, bệnh hoạn thì tùy theo bệnh Âm hay Dương mà tăng giảm số lượt Âm - Dương cho phù hợp, cần thức khuya thì tăng đường Dương , muốn ngủ thì giảm đường Dương.....

TÓM LẠI:  

 Về số lượt thở cho mỗi đường Âm-Dương, mỗi người phải tự theo dõi sâu sát tình trạng cơ thể mình (cả phần thể xác lẫn tâm hồn) để xác định đúng và điều chỉnh kịp thời số lượt thở của mình, sao cho thường xuyên đạt tới tình trạng :  khoẻ mạnh , siêng năng, thư thái, an vui, ít bệnh hoạn, và càng lúc càng đạt đến những tiêu chuẩn sức khoẻ như phần sau đây qui định.

 

 


3/. BẢNG TIÊU CHUẨN CỦA SỨC KHOẺ 

TINH THẦN

Thư thái, thoải mái, yên vui. Sáng suốt, vô tư. Thông minh, mẫn tiệp, nhiều sáng kiến.

Sâu sắc , dung dị , khiêm tốn. Can đảm, tự tin, giàu nghị lực, tự chủ.

Bình thản, trầm tĩnh. Bớt ham muốn về vật chất ( ăn uống-tình dục-xa hoa )

Siêng năng  hăng hái  ham làm việc ( trí óc hay chân tay ) Nhạy bén , tinh tế.

Đầu óc luôn tỉnh táo, dẻo dai ,(dù có tập trung tư tưởng làm việc 1 thời gian dài ).

Độ chú ý gia tăng. Giác quan thứ 6 phát triển (linh tính )

Vị tha , độ lượng , hy sinh , nhân hậu. Giàu ý chí , nghị lực.

Giỏi tự chủ , chủ động , tích cực. Vui với lý tưởng.

Luôn hướng đến Chân -Thiện - Mỹ.  An nhiên , tự tại.

 

THỂ CHẤT

 Mắt sáng có thần. Tai thính.  Mũi tinh. Miệng lưỡi tinh tế.

 Ăn uống ngon miệng , mau tiêu hóa.  Hết táo bón.

 Ngủ ngon , thức dậy tỉnh táo.

 Dai sức ( làm việc nhiều , ít mệt ) , mau hồi sức.

Thức khuya không biết mệt , sáng dậy vẫn tỉnh táo như thường.

Chịu đựng được đói khát lâu dài.  Luôn luôn khoẻ khoắn , ít khi mệt.

Hết đau ( hoặc bớt ) các bệnh trong người.

Thường ít khi có bệnh (nếu có cũng chữa được dễ dàng ).

Vẻ mặt luôn tươi trẻ. Phản ứng lanh lẹ , chính xác , đi đứng gọn gàng , nhanh nhẹn.

Da thịt mịn màng , hồng hào , ấm áp. 

Năng lượng sinh học gia tăng.


LƯU Ý:  Người già yếu, người đau ốm và người làm việc nặng (như các bác công nhân, các vận dộng viên) thở nhiều hơn những người trẻ và không đau ốm, không làm việc nặng.  Theo kinh nghiệm, những người trẻ khoẻ chỉ cần thở 5 lượt cho cả 2 đường Âm Dương là đủ . Còn người lớn tuổi, người già yếu phải thở gấp 5 lần mới đủ. Những người mắc bệnh tim, huyết áp cao cần phải thận trọng khi tập. Tập thật ít lúc đầu, sau thấy bớt bệnh hãy tăng lên dần dần. Khi thở dùng ý thay vì dùng sức thì tránh được sự mệt mà các người yếu tim hay bị . Cũng nên nhớ rằng đường Dương tim đập nhanh, đường Âm làm tim đập chậm. Nếu đã dùng đúng mà vẫn thấy phản ứng bất lợi thì đừng tập nữa

Đôi điều với những người đã từng tập các môn khí công -nội công-yoga từ trước:    Quý vị nào đã từng tập qua các môn Khí công, Nội công như Misogi của Hiệp Khí Đạo, Tĩnh Tọa của Cương Điền, Nội công của Thiếu Lâm tự, Kim Cang Nội công hay Yoga...sẽ thấy mình không thể vận khí qua 2 Mạch Nhâm và Đốc, nhất là qua Mạch Đốc, và sẽ có cảm giác như bị nghẹt, tức dội và sau đó sẽ bị nhức từng chỗ như Ấn Đường (giửa 2 chân mày),Cự Khuyết (giữa thóp ngực), hay nơi bụng dưới...có khi hơi lại xông ngược lên mặt và làm nóng bừng khó chịu.


   Những sự kiện lạ trên sẽ khiến quý vị sợ hãi và dễ dàng bỏ cuộc, đồng thời cho rằng phương pháp này chỉ đưa đến những hậu quả tai hại. Và biết đâu lại chẳng đưa ta đến cảnh tẩu hỏa nhập ma ?

   Sự thật không có gì đáng cho quý vị lo sợ và khó hiểu cả. Việc đó chẳng qua là vì 2 Mạch Nhâm và Đốc chưa được đả thông mà thôi. Mặt khác , vì chiều vận khí của các phương pháp có khác nhau , cho nên có sự chỏi nhau và đưa đến các hậu quả như trên. 
   Như thế trong trường hợp này ta phải tập lại như sau :

Thở bình thường, từ từ, nhẹ nhàng (không cố gắng lắm) dùng Ý dẫn Khí qua chỗ nghẹt (tránh dùng lực , tức cố ý dùng sức cho qua )

Nếu qua không được thì đừng cố ráng sức làm mà hãy dừng lại , đợi qua ngày hôm sau sẽ làm tiếp.

 Cứ thế khoảng 1 tuần hay hơn, chỗ bế tắc sẽ thông và khi đó ta có thể tập như mọi người khác.

Và 1 điều nên nhớ rằng: Không nên tham lam tập nhiều phương pháp cùng 1 lúc (hoặc trong ngày ). Vì có nhiều phương pháp không hợp với nhau và như thế sẽ đưa đến hậu quả xấu  cho người tập.


VẤN ĐỀ CHỈ CÓ THẾ , MONG QUÝ VỊ CHỚ QUÁ LO SỢ MÀ BỎ CUỘC. 

Lý thuyết về Âm Dương Khí Công (Phần 1)
18 Марта 2016 | Опубликовано в Âm dương khí công | Просмотры: | Комментарии: 0
ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG - MỘT PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TÂM TRÍ - KHÍ - LỰC CỦA VIỆT NAM NGUYÊN LÝ: KHÍ BÌNH => TÂM BÌNH; TÂM BÌNH => SÁNG SUỐT. ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG LÀ GÌ ? Âm Dương Khí Công là công phu luyện thở, nhằm điều chỉnh hai khí Âm và Dương trong hai mạch Nhâm và Đốc.

ĐẠI CƯƠNG:

Đây là phép thở được điều khiển bằng "Ý", chứ không phải thở bình thường bằng phổi. Do đó không nên và không cần phải quan tâm đến lượng oxy vào phổi nhiều hay ít , mà chỉ nên quan tâm đến làn hơi tưởng tượng chạy trên hai mạch Nhâm Đốc vào lúc tập thở mà thôi.

 

Đây là lối thở "Yếm Khí" nên khác với một số lối thở khác, thay vì là thở ÊM, NHẸ, DÀI, SÂU như ở một vài phương pháp khí công, thì ở đây là ÊM, NHẸ, NGẮN, CẠN. Do đó ta không cần cố gắng hít vào cho thật nhiều oxy, hay thở ra cho thật hết khí cacbonic. Trái lại ,nên thở ra hít vào một cách kín đáo vừa phải, nhẹ nhàng như con rùa thở (Qui tức). Tất cả động tác đều buông lỏng tự nhiên, không được gắng sức thái quá, mà phải làm vừa sức. Tuyệt đối tránh mọi cố gắng nào đưa đến mệt nhọc cho cơ thể trong khi thở. Nói khác đi, trong lúc thở hay sau khi tập thở một thời gian (Tối đa là 1 tuần) nếu thấy khoẻ là đúng. Nếu thấy mệt hoặc không có chuyển biến là đã tập sai phương pháp.

 

Tóm lại, nguyên lý chủ yếu của phương pháp này là luyện ý để điều tức ,chứ không phải luyện hơi, nên thở nhiều oxy vào là không cần thiết, thậm chí còn sai với phương pháp Âm Dương Khí Công.

 

Hãy thở như thế nào để người ngoài nhìn vào thấy như không thở (Dụng ý bất dụng lực). Có thể nói thở như không thở mới gọi là thở Âm Dương Khí Công.

  • Nắm vững nguyên lý:Tâm-Ý-Khí-Lực. Ý dẫn Khí, Khí dẫn Huyết, Huyết dẫn Lực.
  • Tuân thủ nguyên tắc: Vừa phải, thoải mái, tự nhiên, linh động, sáng tạo.
  • Biện chứng Đông Y: Âm Dương mất quân bình sinh bệnh. Chữa bệnh là điều chỉnh, lập lại quân bình Âm Dương. Cực Dương sinh Âm, Cực Âm sinh Dương. Vật cực tắc phản, vật động tắc biến. Nhân thân tiểu thiên địa, thiên nhân hợp nhất, vạn vật đồng nhất thể. Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông.

 

Đây là phương pháp thở mà chủ đích của nó là luyện thần kinh cho thật vững chắc, nói cách khác là luyện ý lực, nôm na là luyện cái đầu chứ không phải là luyện cơ bắp hay buồng phổi. Cơ sở của nó là thông qua việc tập trung tư tưởng tạo thành thói quen theo dõi làn hơi chạy trên hai mạch Nhâm Đốc mỗi ngày, các bạn sẽ dần dần có ý lực mạnh. Chính điều này sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh (Ý dẫn Khí , Khí dẫn Huyết, Khí Huyết lưu thông làm cơ thể khoẻ mạnh) và cũng làm hệ thần kinh vững chắc, sáng suốt và nhiều ý chí hơn. Chính thông qua việc luyện ý này, tự ta sẽ điều chỉnh được hai khí Âm Dương trong cơ thể khi cần thiết và làm cho nó được quân bình, mà Âm Dương quân bình thì cơ thể sẽ khoẻ mạnh.

 

Đây cũng là điểm độc đáo của phương pháp Âm Dương Khí Công, vì nó cho phép người tập có thể tăng hay giảm khí Âm hoặc Dương trong cơ thể thông qua việc luyện thở đúng qui tắc , và như thế cũng có nghĩa là cho phép người tập không những tự phòng bệnh mà có thể tự chữa được một số bệnh do mất quân bình Âm Dương gây ra, cũng như tăng cường thể lực, giúp cơ thể khoẻ mạnh, tươi trẻ, vui vẻ, sống lâu. Ngoài ra , nó còn có thể hỗ trợ cho người tập trong rất nhiều lĩnh vực khác như Thiền (có thể coi nó là phương pháp trợ Thiền rất tốt. Nhiều người tập Thiền đã cho biết nếu thở Âm Dương Khí Công lúc sắp Thiền định, hoặc trong khi Thiền thì sẽ tránh được tình trạng mỏi mệt hoặc hôn trầm khi phải ngồi Thiền lâu, mà lại còn dễ định tâm hơn , khi xả Thiền thấy rất sáng suốt, thoải mái), chơi cờ vua, chơi thể thao (như đánh tennis, bơi lội, đá banh, chạy đua...) ,tập võ thuật ,học hành (học chữ hay học nghề tay chân), thai giáo (giáo dục con cái từ lúc còn trong bào thai), ca nhạc..vv....Cho nên, nếu biết khai thác, vận dụng khéo léo và sáng tạo phương pháp thở này, nó sẽ giúp ích cho ta rất nhiều về mặt thể xác lẫn tinh thần.

 

HƯỚNG DẪN CÁCH THỞ

Có 2 cách thở:

 

CÁCH THỞ 1

1/. Thở đường Dương:(còn được gọi là thở theo Nhâm Mạch)

Giai đoạn 1: Xoa mặt mũi chân tay cho thật tỉnh táo.

Giai đoạn 2: Hít vào thở ra khá sâu vài lượt để tạo trớn (thở tự do).

Giai đoạn 3: Bắt đầu hít vào bằng mũi, hít rất nhẹ và chậm, một cách tự nhiên, vừa hít vừa nghĩ tưởng tượng có 1 làn hơi như sương khói và nhỏ cỡ chiếc đũa hoặc nhỏ hơn, chạy dưới da vài mm từ đầu mũi xuống bụng qua rốn khoảng 3-4 cm nơi Đan Điền - Khí Hải thì dừng lại. Ngay lúc ấy liền nín thở chứ không nén hơi tại đây.

LƯU Ý: Chỉ nên để ý đến làn hơi tưởng tượng chứ không cần để ý đến hơi thở thật.

Giai đoạn 4: Nín hơi ở Đan Điền độ 5-10 tiếng đếm (đếm thầm) tùy sức của mình. Đồng thời , tập trung tư tưởng ở đó.

Giai đoạn 5: Sau khi nín hơi xong. Bắt đầu tưởng tượng làn hơi khi nãy chạy ngược lên theo đường cũ đến mũi.

Giai đoạn 6: Đến đây bắt đầu thở ra bằng mũi nhẹ nhàng và thoải mái vừa phải (lưu ý không được thở hết hơi cacbonic trong phổi ra. Mà trái lại, nên thở nhẹ và ít thôi). Tóm lại , hít vô và thở ra cũng ít mới là đúng.

LƯU Ý: Nếu khó tưởng tượng thì có thể DÙNG ĐẦU NGÓN TAY KÉO TRÊN DA ( từ đầu mũi xuống Khí Hải và sau đó ngược trở lên mũi ) để Ý TƯỞNG nương theo đó mà đi sẽ dễ hơn.

 

2/. Thở đường âm:(còn gọi là thở theo Đốc Mạch)

Cách thở đường Âm giống cách thở đường Dương ở phần đầu (các giai đoạn 1,2,3 và 4 ) tức là phần hít vào. Nó chỉ khác ở phần thở ra như sau:

Giai đoạn 5: Sau khi xong giai đoạn 4, hãy bắt đầu tưởng tượng cho làn hơi từ Đan Điền chạy xuống bộ phận sinh dục,vòng xuống luồn qua hậu môn (sẽ cảm giác hậu môn nhíu 1 cái bắt buộc mới đúng), vòng qua chót xương khu, theo cột sống chạy lên (cũng chạy dưới da vài mm, không được cho hơi chạy trong ống cột sống), qua ót, lên đỉnh đầu rồi chạy xuống đầu mũi.

Giai đoạn 6: Đến đây, thở ra nhẹ nhàng, vừa phải bằng mũi (cũng thở ra nhẹ và ít như lúc thở đường Dương )

LƯU Ý: Ta cần chú ý mấy điểm sau đây rất quan trọng:

Không được phình bụng, phình ngực cố sức hít vào cho thật nhiều oxy như một số lối thở khác đã có, trái lại hít vào ít và thật êm, thật thoải mái, tránh nén hơi hay gồng cứng cơ bắp ở ngực bụng hay tay chân, vì điều này sẽ đem lại hiệu quả xấu, cũng như có nghĩa là sai phương pháp Âm Dương Khí Công. Tóm lại, phương pháp này tránh sự cố gắng quá sức.

 

Lúc mới tập, chưa quen nín thở lâu tại Đan Điền, ta nên hít hơi ít, chậm và tưởng tượng làn hơi chạy nhanh, vì nếu ta cố tưởng tượng cho nó đi chậm thì sẽ bị ngộp thở do nín hơi quá lâu, nhất là khi thở đường Âm. Vì vậy phải tưởng tượng cho làn hơi chạy nhanh hơn trên Mạch Đốc, nếu không ta phải thở ra nửa chừng, và như thế là không có kết quả mà còn có hại.

 

Nên nhớ không nhất thiết làn hơi tưởng tượng phải cùng tốc độ với hơi thở thật, mà thường phải nhanh hơn hơi thở thật. Thông thường tưởng tượng từ mũi đến Đan Điền, cũng như từ Đan Điền lên đến mũi (đường Dương) khoảng 1-2 giây, còn từ Đan Điền xuống hậu môn vòng ra sau lưng lên đầu rồi ra mũi (đường Âm) khoảng 3-4 giây. Nhiều người vì không để ý điều này nên tưởng tượng làn hơi đi xuống Đan Điền rất chậm, cho nên có hiện tượng thiếu oxy và rất mệt. Do đó tập hoài không thấy kết quả và tất nhiên sẽ bỏ cuộc.

 

Trong cả hai đường thở Âm Dương, sau lúc nghỉ ở Đan Điền, tuyệt đối tránh hít hơi vào một lần nữa hay thở ra cùng lúc với làn hơi đang tưởng tượng đi ra (phải đưa ý tưởng tượng lên đến mũi, lúc bấy giờ mới được thở ra). Như vậy, trước sau gì cũng có 1 lần hít vào, 1 lần thở ra thôi. Và 2 lần này: 1 hít, 1 thở gọi là 1 đường thở hay 1 lượt thở.

 

Lúc thở không được tự ám thị mình, tưởng tượng hơi thở này nóng hơi thở kia lạnh, hoặc nghĩ rằng thở vào sẽ khoẻ mạnh, mà chỉ nên quán tưởng làn hơi đi mà thôi. Nên nhớ: Tưởng tượng cho làn hơi chạy dưới da vài mm chứ không phải chạy trong cổ họng hay vào phổi, sẽ không có kết quả.

 

Nhâm Mạch theo châm cứu học là thuộc âm, nhưng đó là THỂ (bản thể) còn sở dĩ ta gọi ở đây là Dương là vì căn cứ vào DỤNG (tác dụng) của nó. Vả chăng, theo nguyên tắc Động (thì) biến, thì NHÂM Mạch thuộc Âm , khi động nó sẽ biến thành Dương. ĐỐC Mạch thuộc Dương sẽ biến thành Âm khi được tác động bằng ý tưởng. Điều này sẽ lý giải tại sao thở đường trước ngực (trên NHÂM Mạch) lại cho phản ứng Dương tính và khí thở đường phía sau lưng (trên ĐỐC Mạch) cho lại phản ứng Âm tính. Nếu không thông điều này, người tập sẽ hoang mang không dám tập, nhất là khi có người không hiểu lý lẽ mà tác giả vừa trình bày ở trên cố tình tác động vào, xuyên tạc sự thật làm cho người khác sợ mà không dám tập.

GSTSKH. Bùi Quốc Châu

Âm Dương khí công
25 Февраля 2016 | Опубликовано в Âm dương khí công | Просмотры: | Комментарии: 0
Giúp con người biết cách tự làm chủ và quân bình khí âm dương trong cơ thể mình, phát triển về mặt trí tuệ, tiến đến làm chủ cơ thể, tăng cường sức khỏe thể xác và sức mạnh tinh thần, từ đó sẽ bớt đi được sự đau khổ (sở dĩ con người đau khổ là do sự yếu đuối về thể xác và tinh thần, ngoài ra còn mắc các tật tham sân si cho nên dê phạm những sai lầm, đưa đến sự đau khổ triền miên vì không được đáp ứng, thỏa mãn). Âm Dương khí công cũng giúp cho người tập được sáng suốt, mở mang được trí tuệ cho nên sẽ nhận thức được dễ dàng sự hay – dở , đúng – sai , xấu – tốt, để từ đó giúp họ đi vào con đường đúng (Chánh đạo) dẫn đến hạnh phúc và sự giải thoát ( Độc lập – tự do về tinh thần) .
Thai Giáo
25 Февраля 2016 | Опубликовано в Thai giáo Việt Nam | Просмотры: | Комментарии: 0
Giúp cho các bà mẹ tương lai sinh ra được những đứa con khỏe mạnh về thể xác, thông minh và nhiều năng lực hơn.
http://thaigiaovietnam.fosite.ru/
Phòng khám
24 Января 2016 | Опубликовано в Liên hệ | Просмотры: | Комментарии: 0
МНОГОПРОФИЛЬНЫЙ МЕДИЦИНСКИЙ ЦЕНТР

г.Москва: М.Люблино, ул. Cтавропольская, д.38/2

Добраться к нам от метро Волжская можно следующим образом:

От метро Волжская до клиники ВИДИМЕД можно добраться на автобусе № 228 или маршрутном такси 531м, 695м до остановки "Улица Новороссийская д.4", время в пути составит порядка 5 минут. Далее 50-60 метров пешком до многопрофильной клиники ВИДИМЕД. Вход в медицинский центр со двора ТРЦ "НАМАНГАН".

Круглосуточная наркологическая помощь
на дому и в клинике!
+7965 225 25 29

LỄ RA MẮT DIỆN VÕ ĐẠO - BÙI QUỐC CHÂU
21 Января 2016 | Опубликовано в Diện Võ Đạo | Просмотры: | Комментарии: 0
Phòng khám № 1
21 Января 2016 | Опубликовано в Liên hệ | Просмотры: | Комментарии: 0

Многопрофильный медицинский центр «Клиника №1»

г. Москва, ул. Краснодарская, дом. 52, корп. 2

Как добраться от метро: Из метро выход Люблино, "Последний вагон из центра", по указателю ТЦ Москва, 150 м. от метро

Телефон: +7 965 225 25 29, ежедневно с 9.00 до 21.00

E-mail: vinamassage@mail.ru

Tiểu sử & Lịch sử phương pháp
21 Января 2016 | Опубликовано в Tiểu thần y đất Việt | Просмотры: | Комментарии: 0

hinhthaychau

Chữa bệnh đái dầm ở người lớn
08 Мая 2015 | Опубликовано в Diện chẩn Bùi Quốc Châu | Просмотры: | Комментарии: 0

Phác đồ chữa bệnh như sau:
1- Ấn, dán  cao salonpas: 127, 73, 132, 173, 222, 8, 37, 19.
2- Tác động vào vùng phản chiếu Bàng quang ở cằm và trán (đồ hình phản chiếu)
3- Xoa nhiều trên da đầu (theo giải phẫu thì da đầu đồng ứng với Bàng quang)
Ngày làm 2 lần. Vài đợt thì khỏi.

DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE
08 Мая 2015 | Опубликовано в Diện chẩn Bùi Quốc Châu | Просмотры: | Комментарии: 0

Viêm xoang

1. Ấn và hơ ngải cứu các huyệt của bộ thăng:

2. Ấn các huyệt phản chiếu mũi hoặc lăn hơ các vùng phản chiếu mũi trên mặt:

3. Nếu bị xoang hàm, ấn các huyệt phản chiếu hàm hoặc lăn hơ các vùng phản chiếu hàm trên mặt:

4. Lăn và hơ vùng gáy hoặc day ấn, xoa bóp dọc hai bên các đốt sống cổ.
5. Nếu bị nặng thì lăn hơ hoặc xoa bóp thêm vùng cổ tay, lòng bàn tay, cổ chân, lòng bàn chân.
Nguyễn Văn San

Viêm họng

1. Ấn và hơ các huyệt tiêu u bướu:

2. Lăn hơ các vùng phản chiếu họng hoặc các huyệt sau:

3. Lăn và hơ vùng gáy hoặc day ấn hai bên các đốt sống cổ.
4. Nếu bị nặng thì phải lăn hơ thêm các vùng cổ tay, khoeo tay, cổ chân, khoeo (nhượng) chân.
Nguyễn Văn San

Viêm đại tràng

1. Ấn và hơ bộ tiêu u bướu:

2. Lăn hơ vùng phản chiếu đại tràng hoặc ấn và hơ các huyệt sau:

3. Lăn hơ vùng thắt lưng và lăn hơ trực tiếp vùng bụng.
4. Nếu bệnh nặng (u đại tràng), thì cần lăn hơ thêm vùng cổ gáy, lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Nguyễn Văn San
Bài giảng 1: Diện Chẩn điều khiển liệu pháp
08 Мая 2015 | Опубликовано в BÀI GIẢNG DIỆN CHẨN - ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP | Просмотры: | Комментарии: 0

Bài 1: MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ VINA THERAPY PHÉP CHỮA BỆNH THEO LỐI VIỆT NAM Phải chăng các nước trên thế giới đang có khuynh hướng tìm về những vấn đề mới lạ nói lên được bản sắc dân tộc mình. Phải chăng đó là những chỗ dựa vững chắc để cho một dân tộc có thể tiến lên? Và đồng thời cũng nói lên sự hiện diện của mình trong cộng đồng Thế giới.
Tại sao Trung Quốc thành lập những trung tâm chữa bệnh ở nước ngoài với tên gọi là SINOTHERAPY. Tại sao Nhật Bản lại viết sách về hướng dẫn SHIATSU (bấm huyệt) với tiêu đề là LE MASSAGE JAPONNAIS (JAPANESE MASSAGE) thì tại sao không thể và không có cái gọi là VINATHERAPY cho Việt Nam? Vẫn biết y học, khoa học là vốn quý của loài người, là tài sản chung của nhân loại, là luôn luôn kế thừa và học hỏi lẫn nhau. Nhưng tại sao các nước nói trên (và có lẽ nhiều nước khác mà chúng ta chưa được biết) lại phải làm như trên? Phải chăng có gì độc đáo hay vì tự hào dân tộc mà họ làm thế? Và nếu làm theo thì có gì sai, có gì xấu mà không thấy ta hưởng ứng? Hay vì tại chúng ta không có cái gì riêng biệt và độc đáo, cho nên chúng ta không thể nói được như họ ? CENTER
Lịch sử nước ta hiện nay cũng như trước kia có nhiều nhân tài về y học với những tên tuổi mà có lẽ không phải chỉ những người trong ngành Y mới biết như Tuệ Tĩnh, Nguyễn Đại Năng, Hải Thượng Lãn Ông,…hay thời gian gần đây như BS Phạm Ngọc Thạch, BS Đặng Văn Ngữ, GS Tôn Thất Tùng, BS Phạm Bá Cư,..và nhiều vị khác. Nhưng theo chúng tôi, bấy nhiêu vị đó chưa phải là nhiều so với một dân tộc có hơn 60 triệu người và 4000 năm văn hiến. Dân tộc Việt Nam vốn có óc quan sát tinh tế, nhạy cảm và có năng khiếu về Y học, ngoài ra vì điều kiện địa lý và xã hội đặc biệt nên có nhiều bệnh tật xảy ra, do đó thầy thuốc Việt Nam có điều bkiện trở nên giỏi giang, có nhiều kinh nghiệm trị bệnh. Do đó, theo chúng tôi, chúng ta có điều kiện để có những sáng tạo độc đáo về Y học để tiến tới hình thành TRƯỜNG PHÁI Y HỌC VIỆT NAM nếu chúng ta DÁM TỰ TIN và có Ý HƯỚNG CÙNG QUYẾT TÂM XÂY DỰNG MỘT TRƯỜNG PHÁI Y HỌC MANG SẮC THÁI VIỆT NAM.
Y học là một tài sản chung của nhân loại, nhưng trong cái chung bao giờ cũng có cái riêng. Và cái đáng sợ nhất là THA HÓA-ĐỒNG HÓA-VONG THÂN mà khởi đầu là sự NÓI THEO NGƯỜI, LÀM THEO NGƯỜI, NGHĨ THEO NGƯỜI. Nói tóm lại, không có gì của riêng mình cả. Một điều như thế theo tôi là đáng buồn, và nhất là không có gì để đóng góp vào nền văn minh, tiến bộ chung của nhân loại cả.
Trở lại vấn đề đặt ra lúc đầu, cái gọi chung là VINATHERAPY là gì? Như thế nào mới gọi là VINATHERAPY? Phải chăng những phương pháp Y học cổ truyền đang sử dụng và thừa hưởng không phải là VINATHERAPY hay sao mà còn đề xướng cái mới? Tất nhiên, khi chúng tôi đề xướng như vậy là phải có lý do nào đó. Có lẽ chúng ta phải hết sức vô tư, khách quan để xem lại toàn bộ vốn liếng Y học của ta, từ sách vở kinh điển cho đến các phương pháp chẩn đoán và điều trị lâm sàng, có bao nhiêu phần trăm người (Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Pháp, Mỹ,..) và bao nhiêu là của mình (tức là không tìm thấy ở bất kỳ dân tộc nào khác)? Hẳn ai cũng thấy rằng ta chịu ảnh hưởng nặng nề của người vô cùng, không chỉ ở lĩnh vực Y học hiện đại mà ngay cả lĩnh vực Y học dân tộc cổ truyền cũng vậy. Cho nên một lúc nào đó, chợt nghĩ lại hay có người ngoại quốc hỏi đâu là nền Y học mang nặng bản sắc độc đáo của dân tộc, cái gọi là riêng của Việt Nam thì quả là lúng túng khi trả lời (họa chăng chỉ có thuốc nam và một số thủ thuật trị bệnh có tính sáng tạo). Vì ta cũng có chung ông tổ Hippocrate của Tây Y và Hoàng Đế, Thần Nông như Đông Y. Chưa kể đến sách vở và cách làm cũng tương tự như cách làm của các Thầy thuuốc Đông và Tây Y. Phải chăng đó là thân phận bắt buộc của một nước tiểu nhược đứng cạnh một nước khổng lồ về mọi phương diện? Chúng tôi không nghĩ như thế. Một nước dù nhỏ đến đâu vẫn có nét độc đáo của nó má các nước khác lớn mạnh hơn cũng không thể nào có được. Đó chính là thế mạnh của nước nhỏ đó vậy.
Đến đây có lẽ các bạn đã hiểu: muốn thế giới gọi là VINATHERAPY thì phải như thế nào? Tôi nghĩ rằng dân tộc ta, trí thức ta nhất định sẽ tìm ra cái gọi là VINATHERAPY đúng nghĩa của nó. Vì rằng chúng ta có đủ điều kiện để làm việc đó, miễn là dám tin vào mình, dám nghĩ, dám làm và quyết tâm làm;đồng thời lãnh đạo ngành phải hết sức quan tân giúp đỡ để nhân tài phát triển về số lượng cũng như chất lượng.
Theo nhận định trên về VINATHERAPY, chúng tôi thấy hiện nay nước ta đã có thuốc Nam và một số phương pháp gọi là Y học Dân gian như cạo gió, chích lể (Ông Oắng) hay bấm huyệt (Bà Hùynh Thị Lịch), đốt bấc, biêm khoa, chữa mẹo,…(có thể còn nhiều liệu pháp nữa mà chúng tôi chưa biết được) là đích thực của dân tộc ta. Nhưng phần lớn những liệu pháp vừa kể hiện nay chưa đủ sức và tầm cỡ để phát triển ra các nước khác vì thiếu tính hệ thống và lý luận ở trình độ cao. Chúng tôi muốn nói ở đây về một VINATHERAPY với tính cách như một trường phái Y học độc đáoViệt Nam so với các trường phái khác của Thế giới (như Sinotherapy của Trung Quốc với các phương pháp chữa bệnh đặc thù của họ như thuốc Bắc, Thái Cực Quyền, Châm cứu…tức là nó phải có tính hệ thống, tính lý luận mang sắc thái riêng của Việt Nam và ở trình độ cao  tầm cở Thế giới và mang tính chất Quốc tế, chứ không phải chỉ là một số kinh nghiệm điều trị hay thủ thuật  mang tính chất địa phương khó áp dụng ở các nước khác nhau mà không có hệ thống lý luận đồng bộ và xuyên suốt.
Với ý thức như vậy, trong giai đoạn 13 năm qua (1980-1993), chúng tôi đã cố gắng hoàn thành và  giới thiệu phổ biến trong và ngoài nước phương pháp DIỆN CHẨN- ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP, gọi tắt là DIỆN CHẨN hay FACY(chữ viết tắt của FACE DIAGNOSIS-CYBERNETIC THERAPY) cũng như phương pháp Am Dương Khí Công (là một phương pháp thở mới do tôi nghiên cứu sáng tạo từ năm 1976 nhằm điều hòa hai khí Am Dương trong cơ thể, vừa có tính chất dưỡng sinh, vừa để phòng và trị một số bệnh do mất quân bình Am Dương gây ra) và Am Thực Liệu Pháp (là một phương pháp chữa bệnh bằng cách ăn uống đúng phép).
Chúng tôi cho rằng đã đến lúc Việt Nam phải đóng góp phần mình cho Thế giới. Tôi nghĩ: Dân tộc ta hoàn toàn có đủ khả năng và tiềm năng đó, nhất là ỡ lĩnh vực Y học và Khoa học. Làm được việc này là thể hiện rõ lòng yêu nước của mỗi cá nhân chúng ta.
GSTS. Bùi Quốc Châu
Nguyên Lý Đồng Ứng
08 Января 2015 | Опубликовано в Diện chẩn Bùi Quốc Châu | Просмотры: | Комментарии: 2
3.     Đồ hình theo nguyên lý Đồng ứng
Ngoài việc phản chiếu các bộ phận trên gương mặt, theo thuyết Đồng Ứng (Đồng thanh tương ứng - Đồng khí tương cầu) thì các bộ phận ngoại vi và các cơ quan nội tạng cũng phản chiếu trên bàn tay và trên các bộ phận có hình dáng tương tự theo Thuyết Đồng Hình Tương Tụ. Vì thế, để điều trị các bộ phận trong cơ thể, ta cũng có thể tác động trên các ngón tay, lòng bàn tay hay lưng bàn tay vào các điểm hay vị trí tùy theo sự phản chiếu hay có hình dáng tương tự với các bộ phận đó. 



Mỗi ngón tay đồng ứng với một con người:Ta có thể xoa bóp, ấn tìm điểm đau hay hơ trên ngón tay để hỗ trợ việc điều trị hoặc tìm ra các bộ phận gây bệnh (ấn vào thấy đau) đồng ứng trên từng ngón tay.
Các ngón tay đồng ứng với khung xươngXoa bóp hay hơ trên ngón tay giúp cho việc điều trị sự đau nhức các xương và khớp xương trên cơ thể.
Các ngón tay cũng tương ứng với các cơ quan nội tạng – tác động lên các đốt ngón tay cũng có thể giải quyết các vấn đề của nội tạng
Bàn tay úp đồng ứng với các bộ phận phía sau lưng của cơ thể:Xoa bóp, hơ hay ấn vào các ngón tay (để úp) cũng là cách tác động vào các khu vực đồng ứng ở phía sau cơ thể.
Bàn tay nắm với ngón cái gấp vào trong đồng ứng với cái đầu: Khi tác động vào các điểm trên lưng bàn tay, sẽ có hiệu quả trên các khu vực ở đầu.
Bàn tay nắm với ngón cái duỗi thẳng, lại đồng ứng với trái tim:Khi tác động (bằng việc hơ ngải cứu) trên bàn tay trong tư thế này là ta đã tác động trên trái tim.
Cánh tay úp đồng ứng với lưng – cổ gáy – đầu:Hơ hay ấn trên các điểm đồng ứng vùng cánh tay hay vùng lưng, có tác động làm giảm đau các phần gây đau nơi lưng hay trên cánh tay.
Cánh tay ngửa đồng ứng với phần ngực – bụng…
Bàn tay với ngón cái và trỏ tạo thành vòng tròn, đồng ứng với mắt: Trong tư thế này, có thể tác động bên trong 2 ngón để chữa các bệnh đau mắt đỏ, nóng đổ ghèn hay bụi vào mắt.
Đồ hình Diện chẩn - Bùi Quốc Châu
16 Января 2014 | Опубликовано в Diện chẩn Bùi Quốc Châu | Просмотры: | Комментарии: 0
 

 

 

 

 

 

 

 

                  

 


Đồ hình phản chiếu cơ thể nhìn nghiêng

  • Đầu
  • Hai cánh tay –      bàn tay
  • Lưng
  • Đùi – cẳng chân
  • Bàn chân
  • Trán
  • Hai lông mày–khóe mắt
  • Sống mũi
  • Hai mép
  • Vùng cằm


Đồ hình Rodin

  • Cổ gáy
  • Cánh tay
  • Cổ tay – bàn tay
  • Sống lưng
  • Cẳng chân
  • Bàn chân
  • Vùng bán bình tai
  • Vùng giữa tai và mắt
  • Vùng khóe mắt
  • Sát vành tai
  • Vùng má
  • Vùng cằm

Đồ hình phản chiếu-Ngoại vi cơ thể trên da đầu

  • Đầu, cổ
  • Hai cánh tay
  • Thân mình
  • Hai bàn chân
  • Vùng trên trán
  • Vùng sau thái      dương
  • Dọc theo đỉnh      đầu
                   4.Phần sau đầu

Đồ hình phản chiếu-Tay, chân, mắt, mũi, lưỡi

1.Mông – vai

2. Khuỷu tay 

3. Bàn tay

4. Mắt

5. Mũi

6. Miệng

7. Lưỡi

8. Khí quản – thực quản

1. Vùng giữa trán và trên trán

2. Vùng trên thái dương

3. Vùng thái dương

4. vùng dưới thái dương

5. Phía trước thái dương

6. Phía dái tai, bọng má

7. Khu vực dái tai, bọng má

8. Vùng bọng má.
Vị Trí Các Huyệt Trên Mặt
30 Декабря 2013 | Опубликовано в Diện chẩn Bùi Quốc Châu | Просмотры: | Комментарии: 0
Các bộ huyệt căn bản do lương y Tạ Minh thiết kế
21 Декабря 2013 | Опубликовано в Diện chẩn Bùi Quốc Châu | Просмотры: | Комментарии: 0

1. Bộ Thăng

127 , 50 , 19 , 37 , 1 , 73 – + , 189 , 103 ,  300 – +,  0 – +.

Bộ Thăng làm hưng phấn thần kinh, tăng sức đề kháng, làm ấm người toàn thân và xua tan hàn khí.

Bộ Thăng có tác dụng đối với những bệnh gốc hàn như cảm lạnh, trúng gió lạnh, mắc mưa, viêm phế quản do lạnh, sa nội tạng nhẹ, … Không nên dùng bộ Thăng trong các trường hợp người gầy khô, âm hư huyết kém; huyết áp cao dương chứng; nhiễm trùng, viêm loét.

4.7.2. Bộ Giáng

124 + – , 106,  34+ – ,  26,  61+ – , 3+ – , 143,  39, 14+ -, 222+ – , 85+ – ,156+ -, 87.

Có tác dụng: giáng khí, hạ nhiệt, an thần. Giúp hạ sốt, hạ huyết áp, chữa mất ngủ do hưng phấn, lo lắng suy nghĩ nhiều.

Có thể cắt  cơn sốt bằng nước đá áp vào huyệt: 26, 3, 143 hay 173, 87. Với các cục nước đá chừng bằng đầu ngón tay cái, áp mỗi huyệt chừng một phút rồi đổi sang huyệt khác cho đến khi hết sốt.

Một số trường hợp bịnh tâm thần mới phát thuộc chứng cuồng trong Đông y, các chứng trúng nắng. Nên dùng các huyệt theo thứ tự: 124 -, 106 , 34 – , 26, 61 – , 3- , 143, 39, 14 – , 222 – , 85 – , 87.

4.7.3. Bộ Bổ trung

127, 50, 19, 37, 1, 7 – +, 0 – +.

Tác dụng: Bổ trung tiêu, bổ nguyên khí ở cấp độ nhẹ, trợ tiêu hóa, tăng sức đề kháng, tăng lực nhẹ đến vừa phải. Có thể dùng bồi bổ cho các trường hợp suy nhược cơ thể nhẹ chưa ảnh hưởng đến phần âm huyết (đây là bộ huyệt tiền đề cho bộ BỔ ÂM HUYẾT sau này).

4.7.4. Bộ Thiếu dương

324, 24, 41 (437), 235, 290, 184, 34, 156.

Có thể dùng trong các bệnh: nhức nửa đầu (migrain, thiên đầu thống); tăng nhãn áp (glaucome, cườm nước), hàn nhiệt vãng lai (lúc nóng lúc lạnh); sốt rét (chỉ giúp hạ cơn, không phải điều trị) ; uất ức tâm lý (tức giận nhưng không phát tiết được, một dạng stress); một số rối loạn chức năng gan mật.

-   Trường hợp hiệu quả kém trong nhức đầu có thể thêm 12, 240, 107.

-    Trường hợp stress, nếu hiệu quả kém có thể thêm 124, 34, 106, 173 hoặc 143, 3 -.

4.7.5. Bộ Điều hòa

-   A: 34, 290, 156, 39, 19, 50, 3, 36.

-   B: 106, 1, 127, 39, 19, 50, 3, 36.

Dùng trong trường hợp: Cơ thể mất quân bình nhẹ, rối loạn chức năng nhẹ, bịnh nhân cảm thấy không thoải mái nhưng không có hiện tượng bệnh rõ ràng. Như  ăn ngủ lúc được lúc không, người lúc mệt lúc khỏe …

  -  Thân nhiệt bịnh nhân không điều hòa nhẹ: trên dưới-trước sau-trong ngoài, nóng lạnh không đều nhẹ. Tương tự chứng tâm thận bất giao nhưng rất nhẹ.

  -  Một số trường hợp tăng huyết áp nhất là huyết áp vô căn.

Bộ huyệt này an toàn, nhưng không hiệu quả trong trường hợp bị đau nhức.

4.7.6. Bộ Tiêu viêm

106, 26, 37, 50, 61, 38, 156, phản chiếu nơi bị viêm.

Bộ huyệt này có tác dụng kháng viêm rất tốt. Đặc biệt những trường hợp viêm do chức năng, u nhọt, mụn bọc. Có thể dùng trong các trường hợp viêm nội tạng, áp-xe nội tạng. Kém tác dụng trong những trường hợp viêm do vi trùng. Đặc biệt hiệu quả cao trong viêm phế quản đối với trẻ em, dĩ nhiên cần phối hợp với phản chiếu phế quản. Ngoài ra còn được dùng trong điều trị viêm xoang rất tốt (cần thêm huyệt 300). Bộ huyệt này cũng giúp nhuận tràng khi thêm 365.

4.7.7. Bộ Tiêu viêm khử ứ

156 – +, 38 – +, 7  - +, 50, 37, 3 – +, 61 – +, 290 – +, 16 – +, 26, phản chiếu bộ vị.

Chủ trị: Tan máu bầm và tan sưng do va chạm. Tan sưng bầm do bong gân (nếu sái khớp thì phải nắn sửa khớp trước vì bộ huyệt này không sửa khớp được). Tiêu các u bướu, các ứ tích chức năng hoặc thực thể.

Bộ huyệt này hiệu quả càng cao khi điều trị càng sớm ngay trong ngày bị chấn thương, có thể chỉ sau 3 – 4 lần châm cách khoảng 3 – 4 giờ một lần là tan biến không còn dấu vết, không còn đau đớn gì.

Lưu ý: Không được dùng quá 3 tuần lễ. Có thể kỵ thai.

4.7.8. Bộ Tiêu viêm giải độc

106, 26, 61, 3, 37, 50, 41, 437,  38 , 104 + -, 156 , 235, 87, 173 ( 143).

Tác dụng: Giải độc máu, lọc máu. Khu phong độc. Chống dị ứng do ăn uống (nếu cần có thể thêm bộ Bổ Trung). Giải độc cho cơ thể và làm tan viêm ứ do nhiễm độc. Dĩ nhiên cũng cần thêm vài huyệt trong bộ Lọc thấp như 240, 290, 7, 347.

Nên dùng trong những trường hợp: có nhiễm độc như côn trùng cắn, phỏng hóa chất (thêm phản chiếu nơi bị cắn, bị phỏng); nhiễm độc thực phẫm; những bệnh do máu bị ô nhiễm mà ra như ghẻ nhọt, chàm lác, dị ứng thức ăn.

4.7.9. Bộ Trừ đàm thấp thủy

Có 3 phác đồ dùng cho 3 mức độ bệnh khác nhau từ nhẹ tới nặng. Lọc thấp là dùng cho trường hợp thấp nhẹ, trừ thấp được dùng cho mức độ thấp trung bình, trục thấp là trường hợp thấp nặng .

Lọc thấp : 107, 240, 12, 184, 290, 7, 347 .

Trừ  thấp: 521, 87, 22 B, 235, 127, 347, 236, 85, 29 (222), 53, 7 , 63, 64, 287, 19, 39, 1, 290, 240, 26,103.

Trục thấp: tác động trọn ụ càm; bờ môi dưới; bờ môi trên và cánh mũi (giới hạn bởi pháp lệnh), toàn bộ mũi kéo dài lên vùng huyệt 103-175. Phác đồ này được dùng khi cần trục đàm thấp thủy thật mạnh.

Tác dụng: Loại trừ  đàm, thấp và nước ứ đọng trong cơ thể bịnh nhân.

Có thể dùng để điều trị các bịnh thường gặp như: ho đàm, thủy thũng, thấp khớp, trúng nước nặng (khi BỘ THĂNG tỏ ra kém hiệu quả), huyết trắng không có yếu tố nhiễm trùng, béo phì bịnh lý (mập nước), đại tiện phân nhão thường xuyên, ăn kém lâu ngày mà các loại thuốc bổ không có tác dụng (vì đàm thấp ứ đọng cản trở sự hấp thu của cơ thể).

4.7.10. Bộ Bổ âm huyết

-  22, 347+-, 127, 63M+ -, 17+ -, 113+ -, 7+ -, 63, 50, 19, 39, 37, 1, 290+ -, 0+ -.

Không phải lúc nào cũng sử dụng hết các huyệt trên, mà chỉ dùng những huyệt có báo bệnh.

Tác dụng: Giúp biết đói khi tới giờ ăn, ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, hấp thu tốt, biến dưỡng tốt; Sinh tân dịch, sinh cơ nhục, tạo hồng cầu; Điều hòa thành phần máu.

Giúp trị các bệnh do huyết hư suy, thiếu tân dịch như : suy nhược cơ thể do ăn kém hoặc ăn tốt nhưng không hấp thu nên vẫn gầy kể cả các trường hợp đã uống nhiều thuốc bổ Đông Tây y; thiếu hồng cầu; thiếu huyết sắc tố trong máu, thiếu huyết tương; tiểu đường; cholesteron trong máu cao; giai đoạn đầu của các bệnh thuộc về sự thoái hóa (như thoái hóa võng mạc, thoái hóa thần kinh thị giác …); táo bón kinh niên dạng âm hư (phân dê) …

Trong bệnh tiểu đường và cholesteron trong máu cao ta cần thêm huyệt 347.

Nếu thiếu hồng cầu hoặc huyết sắc tố ta phải dùng trọn tam giác Tỳ 37, 40, 481.

Bộ Bổ âm huyết này hiệu quả rất tốt trong nhiệm vụ bồi bổ cơ thể đơn thuần. Riêng khi dùng để chữa bệnh thì cần kết hợp linh động với các phác đồ khác một cách khéo léo mới mong đạt hiệu quả cao.